Bài liên quan
Chế độ máy bay ("Airplane Mode", "Aeroplane Mode" hoặc "Flight Mode") trên smartphone hay tablet không chỉ dùng để đi máy bay mà còn được áp dụng hiệu quả trong 3 tình huống sau đây.
1. Tiết kiệm pin
Nếu đang đi công tác và cần phải thực hiện nhiều cuộc gọi bằng chiếc điện thoại thông minh của mình, hẳn bạn rất quan tâm đến việc liệu pin thiết bị có đủ nước để sử dụng cho đến hết ngày làm việc được không? Đừng lo lắng và hãy áp dụng nhanh thủ thuật sau. Chuyển sang chế độ máy bay sẽ làm giảm đáng kể số lượng ứng dụng chạy nền làm việc trên smartphone hoặc tablet của bạn. Bạn cũng có thể tắt điện thoại hoàn toàn, nhưng chế độ máy bay ít nhất là vẫn cho phép bạn chụp ảnh, đọc sách và kiểm tra thời gian.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho những người dùng biết rõ họ đang ở ngoài phạm vi phủ sóng của nhà mạng. Nếu điện thoại của bạn bị mất sóng, nó sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để thử và chọn một mạng khác, điều này có thể nhanh chóng làm cho pin mau cạn kiệt. Nếu đang lập kế hoạch đi dã ngoại trong rừng hoặc vào một số nơi sóng yếu, chẳng hạn như trong tầng hầm hay các tòa nhà nhiều bê tông cốt thép, chế độ máy bay có thể đảm bảo cho bạn vẫn còn đủ một lượng pin khi "quay trở lại với nền văn minh".
2. Sạc nhanh hơn
Nếu đang vội vã ghé về nhà trong 5 hay 10 phút trước khi lên đường trở lại trong khi chiếc điện thoại sắp hết pin, chế độ máy bay sẽ là một cứu cánh để giúp bạn sạc pin nhanh hơn so với bình thường. Khi chuyển sang chế độ này, chiếc điện thoại thông minh của bạn hầu như không thực hiện bất cứ kết nối di động nào, từ kết nối mạng Wi-Fi cho đến Bluetooth, GPS và các dịch vụ định vị đều được tắt. Vì vậy, nếu đang sạc thiết bị di động ở chế độ máy bay thì lúc đó chỉ báo pin sẽ tăng lên nhanh hơn.
Đây thực ra cũng là một thủ thuật tương tự như cách tiết kiệm pin cho thiết bị di động ở chế độ máy bay trong mục đầu tiên. Tuy nhiên, thực tế thì nó có thể là một thủ thuật đáng giá để bạn tận dụng thời gian cắm sạc trong khi chuẩn bị những việc khác và sau đó lên đường càng nhanh càng tốt.
3. Tránh sự phân tâm
Đối với nhiều người trong chúng ta, chiếc điện thoại thông minh đôi khi là một nguyên nhân liên tục gây mất tập trung trong công việc hay cuộc sống hàng ngày. Email, cuộc gọi, chat và mạng xã hội cung cấp một mớ thông báo hỗn độn trên màn hình. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thường xuyên kiểm tra thiết bị nhiều hơn so với thực sự cần thiết. Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này, từ việc cất điện thoại của bạn vào trong một ngăn kéo, tắt thông báo hay thậm chí tắt nguồn nếu không cần thiết. Nhưng có lẽ chế độ máy bay là một giải pháp có một số lợi thế hơn cả.
Trước hết, chế độ máy bay sẽ ngắt kết nối cho tất cả các ứng dụng và các tính năng chỉ trong một vài thao tác, do đó, nó rất nhanh chóng. Thứ hai, không giống như tùy chọn đặt điện thoại ở chế độ im lặng, bạn sẽ không bị cám dỗ để kiểm tra thông báo trên màn hình hoặc bị phân tâm bởi đèn LED nhấp nháy. Thứ ba, nó có nghĩa là bạn vẫn có thể truy cập các công cụ trên điện thoại của mình, cho dù đó là một bức ảnh hoặc một ghi chú cho cuộc họp.
Tuy nhiên, rõ ràng là khi ở chế độ này tính năng gọi và nhắn tin sẽ bị vô hiệu hóa, vì vậy bạn có thể không muốn điện thoại của mình luôn ở chế độ máy bay cả ngày. Nhưng chế độ máy bay sẽ thật sự hữu ích nếu bạn đang dự một cuộc họp tại nơi làm việc hoặc đang trong kỳ nghỉ phép. Chế độ này cũng thuận tiện để thiết lập điện thoại qua đêm. Bạn sẽ không bị đánh thức bởi cuộc gọi và các tin nhắn văn bản, nhưng ứng dụng báo thức vẫn sẽ hoạt động như bình thường.
1. Tiết kiệm pin
Nếu đang đi công tác và cần phải thực hiện nhiều cuộc gọi bằng chiếc điện thoại thông minh của mình, hẳn bạn rất quan tâm đến việc liệu pin thiết bị có đủ nước để sử dụng cho đến hết ngày làm việc được không? Đừng lo lắng và hãy áp dụng nhanh thủ thuật sau. Chuyển sang chế độ máy bay sẽ làm giảm đáng kể số lượng ứng dụng chạy nền làm việc trên smartphone hoặc tablet của bạn. Bạn cũng có thể tắt điện thoại hoàn toàn, nhưng chế độ máy bay ít nhất là vẫn cho phép bạn chụp ảnh, đọc sách và kiểm tra thời gian.
Phương pháp này đặc biệt hiệu quả cho những người dùng biết rõ họ đang ở ngoài phạm vi phủ sóng của nhà mạng. Nếu điện thoại của bạn bị mất sóng, nó sẽ sử dụng nhiều năng lượng hơn để thử và chọn một mạng khác, điều này có thể nhanh chóng làm cho pin mau cạn kiệt. Nếu đang lập kế hoạch đi dã ngoại trong rừng hoặc vào một số nơi sóng yếu, chẳng hạn như trong tầng hầm hay các tòa nhà nhiều bê tông cốt thép, chế độ máy bay có thể đảm bảo cho bạn vẫn còn đủ một lượng pin khi "quay trở lại với nền văn minh".
2. Sạc nhanh hơn
Nếu đang vội vã ghé về nhà trong 5 hay 10 phút trước khi lên đường trở lại trong khi chiếc điện thoại sắp hết pin, chế độ máy bay sẽ là một cứu cánh để giúp bạn sạc pin nhanh hơn so với bình thường. Khi chuyển sang chế độ này, chiếc điện thoại thông minh của bạn hầu như không thực hiện bất cứ kết nối di động nào, từ kết nối mạng Wi-Fi cho đến Bluetooth, GPS và các dịch vụ định vị đều được tắt. Vì vậy, nếu đang sạc thiết bị di động ở chế độ máy bay thì lúc đó chỉ báo pin sẽ tăng lên nhanh hơn.
3. Tránh sự phân tâm
Đối với nhiều người trong chúng ta, chiếc điện thoại thông minh đôi khi là một nguyên nhân liên tục gây mất tập trung trong công việc hay cuộc sống hàng ngày. Email, cuộc gọi, chat và mạng xã hội cung cấp một mớ thông báo hỗn độn trên màn hình. Điều đó có nghĩa là chúng ta phải thường xuyên kiểm tra thiết bị nhiều hơn so với thực sự cần thiết. Có rất nhiều cách để giải quyết vấn đề này, từ việc cất điện thoại của bạn vào trong một ngăn kéo, tắt thông báo hay thậm chí tắt nguồn nếu không cần thiết. Nhưng có lẽ chế độ máy bay là một giải pháp có một số lợi thế hơn cả.
Tuy nhiên, rõ ràng là khi ở chế độ này tính năng gọi và nhắn tin sẽ bị vô hiệu hóa, vì vậy bạn có thể không muốn điện thoại của mình luôn ở chế độ máy bay cả ngày. Nhưng chế độ máy bay sẽ thật sự hữu ích nếu bạn đang dự một cuộc họp tại nơi làm việc hoặc đang trong kỳ nghỉ phép. Chế độ này cũng thuận tiện để thiết lập điện thoại qua đêm. Bạn sẽ không bị đánh thức bởi cuộc gọi và các tin nhắn văn bản, nhưng ứng dụng báo thức vẫn sẽ hoạt động như bình thường.
Theo PCWorld
Post a Comment