Bài liên quan
Một số sản phẩm tiêu dùng hiện nay có thể trở thành công cụ quan trọng cho doanh nghiệp.


Chính xác Internet of Thing (IoT) là gì? Nếu trên quan điểm một người tiêu dùng thì đầu tiên bạn có thể nghĩ đến chiếc máy điều hòa nhiệt độ Nest Wi-Fi, hoặc có lẽ là những chiếc vòng theo dõi sức khỏe thông minh, cho bạn giám sát được tình trạng hoạt động của bạn qua một ứng dụng trên điện thoại thông minh.






Đó chỉ là một phần của IoT. Nhưng nếu là một kỹ sư, có thể bạn nghĩ đó là những cảm biến thông minh mà General Electric gắn vào trong những cỗ máy xe lửa và các turbin gió, trong khi một nhà quản lý thành phố có thể xem đó là những công cụ chỉ dẫn đậu xe thông minh và một nhà quản lý bệnh viện xem đó là những cảm biến dùng thuốc thông minh, giám sát được huyết áp và lượng đường trong máu, và có thể cập nhật dữ liệu sức khỏe lên các hệ thống dữ liệu y tế không cần dùng dây kết nối.
IoT có thể là cụm từ mơ hồ, nhưng bạn có thể xem đó là một quan niệm bao hàm mọi thứ. Chúng ta đang nói đến IoT trên khía cạnh rộng hơn, bao gồm hết mọi lĩnh vực, trong đó có sản phẩm cho người tiêu dùng bình thường, các ngành công nghiệp và ứng dụng công cộng.
Nhưng IoT được xây dựng dựa trên những công nghệ hiện có. Cái cốt lõi, cái thông minh của IoT là một vật cụ thể, thông minh và có khả năng kết nối. Mỗi thiết bị như vậy đều có địa chỉ mạng, thường là một địa chỉ IP, và cũng thường có tích hợp một chip xử lý hoặc vi mạch điều khiển cùng với một cảm biến hoặc bộ truyền động, hoặc cả hai, để giám sát trạng thái của một chủ thể, con người hoặc môi trường nào đó. Mặc dù chúng không nhất thiết phải có kết nối không dây nhưng hầu hết chúng đều hỗ trợ kết nối không dây như Wi-Fi, Bluetooth, Z-Wave, Zigbee hoặc dịch vụ mạng điện thoại nào đó để kết nối lên dịch vụ đám mây và ứng dụng di động liên quan để giúp người dùng tiếp nhận được thông tin, và gửi lại các bản cập nhật hoặc lệnh đến thiết bị.
Các thiết bị IoT thông minh thường hỗ trợ tương tác 2 chiều về tình trạng của một chủ thể, con người hoặc môi trường theo thời gian thực. Nó cao cấp hơn một cảm biến mạng, như nó có thể mở khóa chiếc xe BMW khi bạn mất chìa khóa bằng cách sử dụng ứng dụng di động, hay mang lại khả năng cho nhà sản xuất có thể cập nhật phần mềm lên xe từ xa, hoặc một thiết bị IoT có thể gửi những hướng dẫn nấu ăn hiện lên trên lò nướng trước khi bạn đi chợ về. Nếu thiết bị đó được định hướng là một thiết bị IoT, bạn sẽ cảm nhận được nó, điều khiển nó và gửi dữ liệu cho nó.
Quá trình đưa công nghệ thông tin vào đời sống, đưa CNTT vào IoT cũng giúp giảm chi phí của các sản phẩm công nghệ như cảm biến và các dịch vụ truyền thông. Quá trình này cũng xóa mờ ranh giới giữa ứng dụng cho doanh nghiệp, như cảm biến được dùng trong sản xuất và y khoa, và ứng dụng cho tiêu dùng, như máy điều hòa thông minh. Cũng như xe hơi của bạn có thể mở khóa và chuyển dữ liệu về tình trạng xe cho nhà sản xuất, tạo ra một khối dữ liệu riêng và nhà sản xuất có thể phân tích để dự đoán hỏng hóc, cải thiện độ ổn định và tốc độ cho xe.
Những ứng dụng và các điều khiển dịch vụ đám mây cho các thiết bị cá nhân thông minh như kể trên đang dần mở ra một con đường mới cho các hệ thống tự động hóa gia đình, cho phép bạn điều khiển được từng thiết bị thông minh có trên mạng gia đình từ một giao diện duy nhất. Những hệ thống này thường gồm một ứng dụng di động và một trang web, một thiết bị lắp trong nhà đóng vai trò như cái hub chính và một dịch vụ bên thứ 3 để kết nối các thiết bị thông minh trong nhà với nhau, với ứng dụng di động và với giao diện web, để bạn có thể quản lý và điều khiển.
Các hệ thống tự động hóa gia đình cũng có thể vận hành hài hòa với nhau, cùng chuyển đổi trạng thái sao cho tương ứng với một sự kiện nào đó, như bật đèn, mở cửa trước và bật máy điều hòa khi cảm biến nhận biết bạn vừa về đến nhà; hoặc bật hệ thống chống trộm, tắt bớt đèn, kéo rèm cửa và giảm nhiệt độ máy điều hòa khi bạn chuyển hệ thống sang chế độ đi ngủ.
Thậm chí, các hệ thống tự động hóa gia đình cũng có thể kết hợp được với những tiện ích khác. Ví dụ như hãng gas Pacific Gas & Electric đã lắp đặt được 9 triệu bình gas thông minh và đồng hồ thông minh tại các hộ gia đình. Bước tiếp theo là họ sẽ tương tác trực tiếp với thiết bị đó để tiết kiệm điện, nắm được nhu cầu hiện thời của bạn và cho phép hệ thống phân phối gas vận hành hiệu quả hơn. Đồng hồ thông minh cần tương tác với máy điều hòa thông minh và hệ thống mạng gia đình để chúng có thể đưa ra những điều chỉnh thích hợp.
Cuối cùng, việc kết hợp giữa IoT và khả năng phân tích dữ liệu có thể đem chúng ta sang một thế giới khác, nơi mà nhu cầu của chúng ta được đáp ứng trước khi chúng ta biết đến rằng mình cần. Hãy xem ví dụ 24eight, là công ty khởi nghiệp, bán dép xỏ ngón có gắn cảm biến. Dép này biết chính xác khi nào bạn đứng, bạn ngồi và có thể dự đoán được lúc nào bạn sắp bị ngã. Xa hơn thế, dựa trên những phân tích dữ liệu về quãng đường bạn đi bộ, dép của 24eight còn dự đoán được liệu bạn đang có ở trong thời kỳ đầu của bệnh Alzheimer hay không.
Trong tương lai, những ứng dụng mà IoT mang lại cho đời sống con người có lẽ sẽ tiện dụng hơn, thoải mái hơn qua việc phân tích, xử lý dữ liệu cá nhân.
Theo PCWorld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X