Bài liên quan
Suốt nhiều tháng qua, Bộ Ngoại giao Mỹ đã chống lưng cho cựu sếp Hillary Clinton khi bà này liên tục khẳng định đã không gửi hay nhận thông tin mật trên tài khoản email cá nhân và không được bảo mật.
Hành vi nêu trên là trường hợp bị chính phủ Mỹ nghiêm cấm, theo Reuters.
Dù Bộ Ngoại giao Mỹ hiện đóng dấu vài chục email được công bố rộng rãi là “mật” nhưng cơ quan này vẫn khẳng định đây không phải bằng chứng vi phạm kỷ luật của bà Clinton. Những dấu này mới và không có nghĩa thông tin đó là mật khi bà Clinton, ứng viên hàng đầu của đảng Dân chủ trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016, lần đầu gửi hay nhận nó.
Tuy nhiên, một cuộc kiểm tra các email và những quy định liên quan do hãng tin Reuters thực hiện cho thấy những chi tiết hiện diện trong những dấu “mật” đó, vốn bao gồm một chuỗi ngày, ký tự và con số mô tả tính chất của việc phân loại, dường như đã đi ngược lại lời khẳng định trên.
Những dấu đóng mới cho thấy một số email của bà Clinton từ thời bà giữ vai trò Ngoại trưởng chứa đầy thông tin tự động được xếp loại mật ngay từ đầu theo quy định của chính phủ Mỹ và cơ quan mà bà phụ trách, bất chấp việc có được đóng dấu mật hay không.
Trong phần nhỏ email cá nhân của bà Clinton được công bố cho đến nay, Reuters đã phát hiện ít nhất 30 chuỗi email từ năm 2009 có dấu mật của Bộ Ngoại giao Mỹ hiện được xác định là “thông tin về chính phủ nước ngoài”.
Reuters cho hay, chính phủ Mỹ xem đây như la mọi thông tin nào, dù là viết hoặc nói, được các quan chức nước ngoài bí mật cung cấp cho những người đồng cấp Mỹ. Loại thông tin này, vốn được Bộ Ngoại giao Mỹ xác nhận được gửi và nhận trong email mail của bà Clinton, là loại duy nhất được cho là mật, một phần để bảo vệ an ninh quốc gia và tính chính trực của các hoạt động ngoại giao, theo các quy định của Mỹ được Reuters kiểm tra.
Bà Hillary Clinton - Ảnh: Reuters
“Những thông tin này luôn được coi là thông tin mật từ khi được thảo”, ông J. William Leonard, Giám đốc Văn phòng Giám sát An ninh Thông tin của Chính phủ Mỹ (ISOO) từ năm 2002-2008, nhận định. “Nếu Ngoại trưởng của một nước khác chia sẻ điều gì đó với riêng Ngoại trưởng Mỹ thì theo luật pháp Mỹ, thông tin đó được coi là mật ngay khi nó nằm trong các kênh của Mỹ và thuộc sở hữu của Mỹ”, ông Leonard nói và khẳng định những gì mà Bộ Ngoại giao Mỹ đang nói chỉ là “vớ vẩn”.
Phát hiện của Reuters có thể bổ sung thêm vào những nghi vấn mà bà Clinton đang phải đối mặt liên quan đến sự tuân thủ của bà với những quy định liên quan đến thông tin nhạy cảm của chính phủ Mỹ. Các phát ngôn viên của bà từ chối trả lời các câu hỏi, nhưng cựu Ngoại trưởng Mỹ và ê kíp của bà khẳng định không quản lý tồi thông tin.
Trước các phát hiện của Reuters, một bản phân tích khác do tổng thanh tra của các cơ quan tình báo công bố hồi tháng trước đã phát hiện 4 email chứa thông tin mật của chính phủ Mỹ vào thời điểm gửi đi trong số 40 email của bà Clinton chưa được công bố.
Bộ Ngoại giao Mỹ nghi ngờ phân tích của Reuters nhưng từ chối yêu cầu giải thích nó không chính xác như thế nào. Cơ quan này trước đó cũng tuyên bố họ không biết thông tin của tổng thanh tra tình báo là đúng hay sai.
Theo PCWorld
Post a Comment