Bài liên quan
Cả hai công ty bảo mật trên cho biết họ vẫn có thể tiếp tục bán sản phẩm của mình cho các cơ quan, đơn vị của chính phủ Trung Quốc.




SymantecKaspersky Lab đều phủ nhận việc Trung Quốc cấm họ bán sản phẩm ở quốc gia này, khi mà phương tiện truyền thông ở đây cho rằng nhà nước cấm các nhà cung cấp phần mềm bảo mật nước ngoài bán sản phẩm cho các cơ quan nhà nước.


Cả hai công ty đều không được liệt trong danh sách các nhà cung cấp phần mềm chống virus được chứng nhận mà chỉ có các nhà cung cấp trong nước mà thôi. Điều ấy cho thấy Trung Quốc loại bỏ Symantec và Kaspersky Lab và xem đó như là cách kiềm lại việc sử dụng công nghệ nước ngoài.

Nhưng dù vậy, công ty gốc Mỹ Symantec cho biết sản phẩm của họ vẫn bán được cho các cơ quan chính phủ Trung Quốc. Trong một email, Symantec nói rằng điều quan trọng là danh sách này chỉ nhắm đến một vài đối tượng mà thôi, và phần mềm Symantec vẫn không bị chính phủ Trung Quốc cấm tuyệt đối. Symantec vẫn tiếp tục đấu thầu những dự án chính phủ khác tại quốc gia này.

Trong khi đó, công ty từ Nga Kaspersky Lab cho biết họ từng là nhà cung cấp giải pháp diệt virus cho trung tâm cung ứng của chính phủ Trung Quốc nhưng cơ quan này “tạm thời” không cấp giấy phép cho các nhà cung cấp bảo mật nước ngoài. Những ràng buộc này chỉ áp dụng cho các viện nghiên cứu, đào tạo cấp quốc gia có nguồn ngân sách lấy từ nhà nước mà thôi, không áp dụng cho cac cơ quan nhà nước cấp khu vực hoặc các doanh nghiệp quốc doanh quy mô lớn.

Một nhân viên tại trung tâm cung ứng chính phủ từ chối bình luận vấn đề này, chỉ cho biết anh không chắc tình hình là như thế nào.

Trung tâm cung ứng chính phủ là nơi có thể đưa ra danh sách các phần mềm mà các cơ quan chính phủ khác cần mua. Hiện thời họ chỉ liệt kê 5 nhà cung cấp phần mềm ở Trung Quốc trong mảng phần mềm diệt virus, trong đó có Qihoo 360, Kingsoft và Beijing CA-Jinchen Software.

Tuy vậy, năm ngoái, trung tâm liệt kê đến 12 nhà cung cấp phòng chống virus, trong đó có các thương hiệu ngoài nước như Kaspersky, ESET, Panda Security và Trend Micro. Có một nhà cung cấp gốc Bắc Kinh tên là Hope Cloud, sử dụng công nghệ của McAfee (Mỹ) cũng có trong danh sách, cùng với nhà cung cấp trong nước Beijing Eastern Micropoint Info-Tech.

Vẫn không rõ tại sao 3 công ty nước ngoài gồm ESET, Panda và Trend Micro bị loại ra khỏi danh sách từ khi nào và họ cũng không đưa ra bình luận gì.

Hồi đầu năm nay, trung tâm cung ứng chính phủ cũng loại bỏ Windows 8 của Microsoft ra khỏi danh sách mà không cho biết lý do.

Trung Quốc hiện đang kêu gọi một Internet bảo mật hơn, an toàn hơn khi nhận ra được vụ rò rỉ thông tin về các chương trình giám sát bí mật của Mỹ. Ông Edward Snowden của NSA cũng đã công bố Mỹ tấn công vào được các công ty và trường học Trung Quốc.

Hồi tháng 5 vừa qua, Trong Quốc công bố họ xem xét lại những sản phẩm công nghệ thông tin quan trọng được bán trong nước vì lý do bảo mật. Các công ty nào không vượt qua được những yêu cầu ấy sẽ bị cấm kinh doanh tại Trung Quốc.

Nguồn: Theo Computerworld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X