Bài liên quan
World Cup 2014 sắp diễn ra. Sẽ có hàng trăm ngàn người sẽ tới các sân vận động Brazil theo dõi các trận đấu. Tuy nhiên, cũng sẽ có hàng trăm triệu người sẽ phải xem các trận bóng trên màn hình TV.
Nếu bạn là một trong số hàng trăm triệu người đó, dưới đây là một vài mẹo nhỏ giúp bạn có những trải nghiệm tốt hơn khi xem TV ở nhà.
Chọn màn hình lớn
Bóng đá là môn thể thao với rất nhiều người tham gia ở một không gian rộng lớn. Do vậy, khác với tất cả những chương trình truyền hình khác, màn hình lớn là điều rất quan trọng để bạn chìm vào từng pha bóng trên sân. Hãy chọn màn hình TV lớn nhất có thể. Và nếu có điều kiện, hãy sử dụng một chiếc máy chiếu.
Nếu TV nhà bạn màn hình quá nhỏ và bạn không có điều kiện để đổi mới một chiếc TV màn hình lớn, hãy ngồi gần TV hơn. Những TV có độ phân giải cao vẫn hiển thị rất tốt dù bạn ngồi ở khoảng cách gần. Do vậy, có lý do để bạn dịch chiếc ghế lại gần màn hình TV, đương nhiên, nếu điều đó không làm phiền những người khác.
Thiết lập độ phân giải
Điều đầu tiên bạn cần làm sau khi đã có chiếc TV với màn hình ưng ý chính là thiết lập các chế độ TV một cách chính xác. Hiện tại, các kênh truyền hình trả tiền cũng như một số kênh truyền hình quảng bá theo công nghệ mới đã phát các kênh với độ phân giải HD. Hãy chắc chắn rằng, TV đang được cài đặt để xem các kênh truyền hình ở độ phân giải cao nhất.
Theo những thông tin đã được công bố, 3 trận đấu bao gồm trận chung kết World Cup sẽ được FIFA truyền hình với độ phân giải 4K cho chất lượng hình ảnh cực sắc nét. Hiện tại, TV độ phân giải 4K vẫn là khái niệm khá mới mẻ tại Việt Nam. Tuy vậy, nếu như bạn đang sở hữu một chiếc TV màn hình 4K thì không có lý do gì bạn không thử trải nghiệm công nghệ này.
Vấn đề âm thanh
Cũng giống như độ phân giải, hãy cài đặt các thiết lập âm thanh chính xác. Nếu như bạn đang sử dụng loa của TV hãy cài đặt đầu ra của loa là âm thanh nổi stereo chứ không phải là âm thành vòm 5.1 (Dolby Digital).
Lý tưởng nhất là nhà bạn có trang bị một hệ thống chỉnh âm thanh độc lập. Bởi lẽ, hệ thống này không chỉ giúp bạn tận hưởng âm thanh vòm thật hoặc mô phỏng mà còn giúp bạn nghe bình luận tốt hơn.
Nhắc đến bình luận và tiếng ồn của đám đông, những người mê bóng đá chắc hẳn còn nhớ những âm thanh khó chịu của tiếng kèn Vuvuzela hồi World Cup năm 2010. Mặc dù loại kèn khó chịu này có thể sẽ không xuất hiện nhiều tại Brazil, tuy nhiên, những loại nhạc cụ khác như cũng có thể sẽ xuất hiện và làm phiền những người xem TV như chúng ta.
Trong những trường hợp như vậy, bạn hãy cố tận dụng những công cụ có sẵn. Hầu hết các TV đều cung cấp một bảng điều khiển âm thanh giúp bạn giảm một tần số âm thanh nào đố độc lập với những tần số khác, giúp bạn tắt những âm thanh mà bạn không muốn nghe. Còn nếu TV nhà bạn không có bảng điều khiển âm thanh, hãy thử với một chế độ âm thanh, thậm chí là dùng chế độ bass cơ bản và điều chỉnh treble.
Cài đặt màu sắc
Có thể khi sử dụng TV nhà mình, bạn không quan tâm lắm tới điều này, tuy nhiên, nếu cài đặt màu sắc chính xác và phù hợp, nó sẽ giúp bạn trải nghiệm tốt hơn các trận đấu.
Với các trận thi đấu bóng đá, màu sắc mà chúng ta nhìn thấy nhiều nhất chính là màu xanh của sân cỏ. Và nếu như TV hiển thị màu không chính xác thì bạn có thể rất dễ nhận thấy. Nghiên cứu cho thấy, mắt người rất nhạy cảm với màu xanh và bạn thường phát hiện ra rằng, màu cỏ trông hơi nâu, hơi tối hoặc quá vàng hoặc quá chói.
Khi bạn xem một trận thi đấu bóng đá, bạn sẽ muốn nhìn thấy màu cỏ chính xác và tự nhiên nhất có thể. Một cách đơn giản để TV nhà bạn thể hiện màu sắc chính xác nhất là chuyển TV sang chế độ xem phim (Movie) trong phần hình ảnh (Picture Mode) nếu như TV nhà bạn có chức năng này. Điều này có vẻ hơi kỳ khôi nhưng thực tế, chế độ xem phim thường hiển thị màu xanh lá chuẩn xác hơn là chế độ Thể thao (Sports) vốn được thiết kế cho các trận bóng.
Nếu như bạn quyết định không tới Brazil để theo dõi trực tiếp các trận bóng và cũng không có điều kiện để đổi một chiếc TV mới thì với những cài đặt trên đây, bạn có thể tận hưởng những giây phút hồi hộp của các trận đấu đỉnh cao với những gì mình có.
Lê Văn (Theo CNET)
Post a Comment