Bài liên quan
“Người thổi còi” Edward Snowden đã trở thành người hùng và cũng là kẻ thù của nước Mỹ khi đưa ra một loạt chi tiết hoạt động gián điệp của cơ quan tình báo NSA. Dưới đây là toàn cảnh vụ tiết lộ bí mật của Snowden trong vòng một năm qua.
Kể từ khi công khai tuyên bố mình là người đã tiết lộ chương trình nghe lén của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA (National Security Agency) cùng hàng loạt tài liệu bí mật của Mỹ, cựu nhân viên tình báo Edward Snowden đã trở thành mục tiêu săn đuổi của chính phủ Mỹ cùng nhiều nước khác, đồng thời cũng là đề tài hấp dẫn cho giới truyền thông.
Snowden cũng tiết lộ ông còn nhiều tài liệu về chương trình gián điệp của Mỹ. Ai biết được những gì khác sẽ được tiết lộ trong năm nay? Một số tờ báo lớn cho biết đang nắm trong tay hàng ngàn trang tài liệu mà Snowden đã cung cấp. Điều đó khiến ông trở thành mục tiêu truy nã của Washington và hiện phải xin tị nạn chính trị tại Nga gần một năm nay. Edward Snowden nói đã nộp đơn tị nạn tới một số nước và mới đây đã ngỏ ý muốn đến sống ở Brazil.
Snowden, “người thổi còi” hành vi gián điệp của Mỹ
Một năm trước, Snowden cung cấp tiết lộ gây sốc về việc cơ quan NSA đã thực hiện hành vi gián điệp điện tử để can thiệp vào máy chủ của các công ty Internet và công ty điện thoại lớn nhằm theo dõi và thu thập dữ liệu. Những tiết lộ này đã chia ra hai luồng ý kiến trái ngược giữa những người nhận thấy Snowden như một người anh hùng và những người cho rằng hành động của Snowden là tiếp tay cho kẻ thù của nước Mỹ.
Những tiết lộ này phần nào cũng đã gây ra nhiều ảnh hưởng đến sự tin tưởng của khách hàng vào các dịch vụ trực tuyến, thay đổi cơ hội kinh doanh cho nhiều công ty công nghệ Mỹ và buộc chính phủ Mỹ phải hạn chế một số hoạt động của NSA. Cho đến nay, chỉ có một số ít tài liệu mà cựu điệp viên này lấy đã được cung cấp cho báo giới để đưa ra ánh sáng.
Chính phủ Mỹ và Anh theo dõi các cuộc gọi điện thoại và việc sử dụng Internet
Snowden lần đầu tiên tiết lộ những thông tin mật vào ngày 5/6/2013 và được đăng tải trên tờ nhật báo Guardian của Anh. Câu chuyện ban đầu tiết lộ cách NSA theo dõi trên diện rộng các cuộc gọi điện thoại, thậm chí có cả những cuộc gọi của nhiều cá nhân công dân Hoa Kỳ. Điều này mâu thuẫn với báo cáo trước đó của NSA với Quốc hội Mỹ rằng họ chỉ nhắm đến các tổ chức cần theo dõi.
Sau đó, tờ báo này còn tiết lộ rằng NSA cũng dựa vào cơ quan tình báo GCHQ của Anh để giám sát truy cập Internet toàn cầu và do thám người Mỹ trên đất nước châu Âu này, nơi mà luật pháp không cho phép NSA làm như vậy trực tiếp. Một số thẩm phán liên bang Mỹ đã tuyên bố chương trình NSA là trái pháp luật, còn Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết phạm vi hoạt động của NSA sẽ bị giảm. Trong khi đó, Hạ viện Mỹ đã thông qua một dự luật hạn chế NSA theo dõi điện thoại, mặc dù Thượng viện vẫn chưa có hành động gì.
Phản ứng dữ dội chống lại ngành công nghiệp công nghệ cao của Mỹ bắt đầu
Tiết lộ của Snowden sau đó vào cuối tháng 7/2013 cho rằng NSA đã truy cập backdoor với các dịch vụ phổ biến như Google và Facebook đã khiến cả thế giới không còn tin tưởng sự an toàn của dữ liệu được lưu trữ bởi các công ty web của Mỹ, dẫn đến doanh số bán hàng bị sụt giảm đáng kể.
Các nhà cung cấp Mỹ phủ nhận việc họ đã hợp tác với NSA và một số hãng đã cố gắng để phát hành một bản ghi các yêu cầu, dù đã có lệnh cấm công bố của liên bang. Nhưng sự thật là họ phải hợp tác khi có bất kỳ yêu cầu "hợp pháp" của các cơ quan chính phủ, đó là bí mật. Sau một vài tháng, các nhà cung cấp điện toán đám mây của Mỹ dường như đã hồi phục. Tuy nhiên, những thông tin mới tiết lộ vào tháng 12/2013 cho rằng RSA, một trong những công ty có ảnh hưởng nhất trong ngành công nghiệp bảo mật máy tính trên thế giới, đã được trả tiền để mở cửa cho NSA cài đặt backdoor trong sản phẩm bảo mật của họ và của các hãng Cisco, Apple, Dell.
Gián điệp có mặt gần như trong tất cả mọi thứ trên mạng
Một số thông tin tiết lộ vào tháng 8 năm ngoái cho thấy NSA và GCHQ thu thập nhiều thông tin hơn của người dùng thông qua những thiết bị gián điệp Internet ngoài chi tiết về nơi họ truy cập và người mà họ gọi đến, thông qua cả những phương tiện truyền thông xã hội và các dịch vụ khác. NSA ban đầu tuyên bố rằng chỉ có siêu dữ liệu (metadata) về các cuộc gọi, chẳng hạn như các con số, ngày tháng và thời gian liên quan. Sau đó, cơ quan này tiếp tục phủ nhận đã theo dõi nội dung của các cuộc đàm thoại.
Điều có lẽ gây sốc nhất cho các doanh nghiệp Mỹ là mức độ mà NSA đã theo dõi trên các mạng nội bộ của họ. Các công ty lâu nay vẫn lo sợ những cuộc tấn công theo dõi từ các tổ chức tin tặc APT Trung Quốc giờ đây lại cảm thấy chính phủ của họ lại đang làm chính việc đó với họ.
Mã hóa bị gian lận
Tiếp theo, những tiết lộ vào tháng 9/2013 cho rằng NSA và GCHG cài backdoor trong các tiêu chuẩn mã hóa toàn cầu, làm cho dữ liệu được mã hóa dễ bị tổn thương để rình mò chính phủ các nước khác.
Kể từ đó, Viện Tiêu chuẩn và Công nghệ quốc gia NIST (National Institute of Standards and Technology) của liên bang Mỹ nhận được giấy phép thông qua các tiêu chuẩn mới mà không cần có sự tham gia của NSA. Nhiều doanh nghiệp hứa hẹn các phương pháp mã hóa mới của họ sẽ không bị các cơ quan gián điệp can thiệp. Rõ ràng là một cuộc chạy đua mã hóa đã bắt đầu.
Mỹ do thám mọi quốc gia khác
Vào giữa tháng 10/2013, tiết lộ cho thấy Mỹ đã do thám tất cả 35 nhà lãnh đạo trên thế giới, trong đó có Thủ tướng Angela Merkel của Đức và chính phủ các nước EU. Châu Âu vẫn còn tức giận và đang xem xét lại việc hợp tác với Mỹ trên nhiều mặt trận.
Trớ trêu thay, những nước từ lâu nổi tiếng luôn do thám các nước khác, chẳng hạn như Trung Quốc, lại sử dụng những vụ tiết lộ này của Mỹ để làm chệch hướng mối quan tâm về những nỗ lực gián điệp mạng nổi tiếng trước giờ của mình.
Phần mềm độc hại trở thành một thứ vũ khí gián điệp
Vào cuối tháng 10/2013, một số tin tức cho biết NSA đã tạo ra phần mềm độc hại (malware) để lây nhiễm vào máy tính một cách rộng rãi cho mục đích gián điệp, về cơ bản sử dụng phương pháp tương tự để lây nhiễm máy tính của người dùng cá nhân khi các tổ chức tin tặc vẫn làm.
Kỹ thuật này đã được áp dụng tốt trước đây trong các vụ virus Flame của Mỹ và Israel để lây nhiễm vào các bộ điều khiển máy ly tâm hạt nhân của Iran nhằm vô hiệu hóa chúng. Có lẽ cho đến giờ không có ai ngạc nhiên khi biết NSA và các cơ quan đối tác gián điệp của họ sẽ sử dụng kỹ thuật này để theo dõi toàn bộ mọi người.
Theo PCWorld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X