Bài liên quan
Tin tặc Trung Quốc đã tấn công các nhóm hoạt động xã hội bằng những phương thức từng áp dụng để đánh cắp bí mật của các quốc gia và theo dõi các tập đoàn trên thế giới.
Đó chính là tuyên bố mà một nhóm nghiên cứu tại Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) vừa đưa ra vào hôm nay 12/11 và được hãng thông tấn Reuters đăng tải lại.
Có nhiệm vụ nghiên cứu việc sử dụng sức mạnh chính trị trong cuộc chiến không gian mạng, trong báo cáo của mình, nhóm Citizen Lab cho biết, sự khác biệt giữa nhóm các tổ chức xã hội khác so với một số nạn nhân trước đây của tin tặc Trung Quốc chính là việc không có đủ "nguồn lực để tự bảo vệ mình" trước các cuộc tấn công phức tạp cũng như khi phải đối mặt với những mối hiểm họa lớn từ thế giới bên ngoài.
Khi được hỏi về những cáo buộc tấn công này, chính phủ Trung Quốc cho biết chưa từng thấy bản báo của Citizen Lab, đồng thời phủ nhận mọi sự hiểu biết và liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công nào.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác để cùng nhau bảo vệ hòa bình và an ninh trên tinh thần cởi mở và hợp tác, theo Reuters.
Báo cáo của Citizen Lab chỉ ra rằng, mã độc (malware) tấn công các nhóm dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, trong đó có người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ và các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công đã xuất hiện từ năm 2002.
Reuters dẫn lời Giám đốc Citizen Lab Ron Deibert cho biết rõ ràng đây là điều gì đó nếu không được "dàn xếp cẩn thận bởi chính phủ Trung Quốc" thì rõ ràng cũng đã được phía Trung Quốc dung nạp và hưởng lợi.
Hồi tháng 7/2014, Canada từng cáo buộc các hoạt động "có nguồn gốc từ Trung Quốc" trong đợt tấn công nhắm vào mạng máy tính chính phủ nước này, tuy nhiên Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc nói trên.
Citizen Lab cho biết nhóm của họ đã phân tích các mạng máy tính của 10 nhóm/tổ chức xã hội dân sự trong vòng 4 năm trở lại đây, trong đó có 8 tổ chức ở Trung Quốc và 2 nhóm hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Báo cáo của Citizen Lab cho biết có bằng chứng cho thấy một nhóm người Tây Tạng đã là lọt vào tầm ngắm và một nhóm hoạt động xã hội đã bị tấn công bởi tin tặc đến từ đơn vị mang số hiệu 61398 thuộc Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc (PLA).
Được biết, đơn vị tuyệt mật này của PLA bị phát hiện đầu tiên bởi công ty bảo mật không gian mạng Mandiant (Mỹ) vào đầu tháng 2 năm ngoái.
Theo PCWorld
Đó chính là tuyên bố mà một nhóm nghiên cứu tại Citizen Lab thuộc Đại học Toronto (Canada) vừa đưa ra vào hôm nay 12/11 và được hãng thông tấn Reuters đăng tải lại.
Có nhiệm vụ nghiên cứu việc sử dụng sức mạnh chính trị trong cuộc chiến không gian mạng, trong báo cáo của mình, nhóm Citizen Lab cho biết, sự khác biệt giữa nhóm các tổ chức xã hội khác so với một số nạn nhân trước đây của tin tặc Trung Quốc chính là việc không có đủ "nguồn lực để tự bảo vệ mình" trước các cuộc tấn công phức tạp cũng như khi phải đối mặt với những mối hiểm họa lớn từ thế giới bên ngoài.
Khi được hỏi về những cáo buộc tấn công này, chính phủ Trung Quốc cho biết chưa từng thấy bản báo của Citizen Lab, đồng thời phủ nhận mọi sự hiểu biết và liên quan đến bất kỳ cuộc tấn công nào.
Nữ phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác để cùng nhau bảo vệ hòa bình và an ninh trên tinh thần cởi mở và hợp tác, theo Reuters.
Báo cáo của Citizen Lab chỉ ra rằng, mã độc (malware) tấn công các nhóm dân tộc thiểu số tại Trung Quốc, trong đó có người Tây Tạng, Ngô Duy Nhĩ và các nhóm tôn giáo như Pháp Luân Công đã xuất hiện từ năm 2002.
Reuters dẫn lời Giám đốc Citizen Lab Ron Deibert cho biết rõ ràng đây là điều gì đó nếu không được "dàn xếp cẩn thận bởi chính phủ Trung Quốc" thì rõ ràng cũng đã được phía Trung Quốc dung nạp và hưởng lợi.
Tin tặc Trung Quốc bị cáo buộc đứng sau hàng loạt hoạt động tấn công mạng nhằm vào nhiều tổ chức nhân quyền và xã hội.
Hồi tháng 7/2014, Canada từng cáo buộc các hoạt động "có nguồn gốc từ Trung Quốc" trong đợt tấn công nhắm vào mạng máy tính chính phủ nước này, tuy nhiên Bắc Kinh đã phủ nhận cáo buộc nói trên.
Citizen Lab cho biết nhóm của họ đã phân tích các mạng máy tính của 10 nhóm/tổ chức xã hội dân sự trong vòng 4 năm trở lại đây, trong đó có 8 tổ chức ở Trung Quốc và 2 nhóm hoạt động trên phạm vi toàn cầu.
Báo cáo của Citizen Lab cho biết có bằng chứng cho thấy một nhóm người Tây Tạng đã là lọt vào tầm ngắm và một nhóm hoạt động xã hội đã bị tấn công bởi tin tặc đến từ đơn vị mang số hiệu 61398 thuộc Quân đội nhân dân giải phóng Trung Quốc (PLA).
Được biết, đơn vị tuyệt mật này của PLA bị phát hiện đầu tiên bởi công ty bảo mật không gian mạng Mandiant (Mỹ) vào đầu tháng 2 năm ngoái.
Theo PCWorld
Post a Comment