Bài liên quan
Cơ quan An ninh Quốc gia NSA của Mỹ đã xây dựng một công cụ tìm kiếm “giống như Google” để cung cấp cho các cơ quan chính phủ trong nước và quốc tế tiếp cận với thông tin chi tiết về hàng tỷ cuộc gọi, văn bản và tin nhắn từ hàng triệu người trên thế giới.
Công cụ tìm kiếm này được gọi là ICReach, bao gồm khoảng 850 tỷ mảnh siêu dữ liệu (metadata) thu thập về các cuộc gọi được thực hiện chủ yếu trong năm 2007. Tuy nhiên, dữ liệu này không chỉ có cuộc gọi của công dân nước ngoài mà còn bao gồm cuộc gọi từ công dân Mỹ, một báo cáo từ trang The Intercept cho biết.

Giao diện trang tìm kiếm ICReach của NSA.

Metadata là dữ liệu liên quan đến một cuộc thông tin liên lạc nhưng không phải là nội dung của các tin nhắn hoặc cuộc gọi điện thoại. Trong trường hợp của ICReach, chương trình bao gồm ngày, giờ và thời gian cuộc gọi, số của người gọi đi và người nhận. Đối với trường hợp người dùng sử dụng điện thoại di động, chương trình sẽ hiển thị số IMEI duy nhất của chiếc điện thoại đang được sử dụng, theo một tài liệu công bố hồi đầu năm nay của tổ chức American Civil Liberties Union.
Một số tài liệu được xuất bản bởi The Intercept cho biết, dữ liệu này cũng bao gồm chi tiết về mạng và trạm di động đang được sử dụng, vĩ độ và kinh độ trong trường hợp cuộc gọi thực hiện qua vệ tinh Inmarsat, địa chỉ email trong trường hợp liên lạc qua mạng Internet và nội dung cuộc trò chuyện trong trường hợp người dùng sử dụng dịch vụ tin nhắn chat.
Dù nội dung của các cuộc thông tin liên lạc không được tiết lộ, việc tiếp cận đủ các siêu dữ liệu về thông tin liên lạc riêng tư của một cá nhân có thể được sử dụng để tiết lộ những đặc điểm nhất định, sở thích hoặc các chi tiết về người đó.

Cấu trúc của ICReach.

NSA dường như đã kiểm soát quyền truy cập vào ICReach nhưng cũng mở rộng cho Cơ quan Tình báo GCHQ (Government Communications Headquarters) của Anh, theo một tài liệu năm 2007. Vào thời điểm đó, hệ thống này cũng đã được dự kiến sẽ mở rộng cho các cơ quan tình báo của Canada, Úc, New Zealand và Cơ quan Tình báo Trung ương CIA (Central Intelligence Agency) của Mỹ. Thông qua CIA, các thông tin cũng sẽ được cung cấp cho Cục điều tra Liên bang Mỹ FBI (Federal Bureau of Investigation), Cơ quan Bài trừ Ma túy Mỹ DEA (Drug Enforcement Agency) và Cục Tình báo Quốc phòng Mỹ DIA (Defense Intelligence Agency).
Tính chung, đã có khoảng 1.000 nhà phân tích tại 23 cơ quan chính phủ Mỹ có quyền truy cập vào hệ thống này từ năm 2010.
Theo PCworld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X