Bài liên quan

 10 phần mở rộng dưới đây sẽ biến Chrome thành một phương tiện cực kỳ hiệu quả để phục vụ việc học của bạn.

1. Google Drive


Bộ ứng dụng trực tuyến của Goolge có khả năng thực hiện nhiều công việc phục vụ mục đích học tập, nhất là những ứng dụng chủ đạo như Docs, Sheets, và Slides – hiện nay đã có khả năng làm việc khi không có mạng với điều kiện người dùng cài đặt ứng dụng Chrome Drive và kích hoạt tính năng này trong phần Setting. Với hàng loạt tính năng mới được cập nhật gần đây, Google Drive không hề thua kém khi so sánh với bộ ứng dụng nổi tiếng Microsoft Office, thậm chí còn trội hơn ở một điểm: chúng hoàn toàn miễn phí.
2. Kindle Cloud Reader

Hiện nay ebook đã trở thành nguồn tài nguyên vô cùng tiện lợi mà học sinh, sinh viên có thể tận dụng để tiếp cận các loại giáo trình, bài giảng, luận văn, sách khoa học và nhiều loại tài liệu khác. Khi mà bạn chưa đủ điều kiện để mua một thiết bị đọc sách điện tử thì việc đọc nó trên máy tính cũng không hẳn là một ý tưởng tồi. Ngoài các ứng dụng trên máy tính, bạn có thể tải phần mở rộng Kindle Cloud Reader dành cho Chrome để thực hiện việc này.
Kindle Cloud Reader sẽ cho phép bạn ghi chú, đánh dấu, đồng bộ chúng với các thiết bị Kindle, và đặc biệt là cho phép người dùng đọc ebook ngay cả khi không có mạng.
3. My Study Life
My Study Life là phần mở rộng dành cho Chrome dùng để tạo bảng ghi chú/lịch làm việc rất phù hợp với học sinh sinh viên - những người thường xuyên phải "đánh vật" với thời khóa biểu, lịch kiểm tra, những bài tập cần làm trong tuần… Ngoài ra bạn có thể theo dõi tiến độ cho mỗi công việc được lập ra theo dạng phần trăm thực hiện.
My Study Life có giao diện khoa học, cho phép người dùng xem toàn bộ những công việc trong vòng một tuần trước mắt. Ngoài phần mở rộng cho Chrome, My Study Life cũng có ứng dụng dành cho Android và iOS cùng khả năng đồng bộ với phiên bản cho Chrome.
4. Google Keep

Nếu bạn muốn có một chương trình ghi chú cho những thứ ngắn gọn thì Google Keep là sự lựa chọn tuyệt vời, với giao diện gợi nhớ đến những mẩu giấy ghi chú Post-It đầy màu sắc. Với Google Keep, bạn có thể tạo mới, chỉnh sửa, lưu, xóa ghi chú chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Hiện Google Keep chỉ có phiên bản Android và phiên bản nền web, các mẩu ghi chú sẽ được đồng bộ tự động giữa chúng.
5. Evernote
Evernote có thể được dùng để lưu lại những lời thầy giảng trên lớp hay ảnh chụp những gì thầy cô ghi trên bảng. Tuy phiên bản dành cho Chrome không được trau chuốt như phiên bản trên máy tính, nhưng như vậy là đủ để bạn có thể truy cập tài khoản Evernote khi không mang theo máy tính bên mình. Ngoài ra nếu sử dụng thêm phần mở rộng Evernote Web Clipper, bạn có thể lưu lại những thứ hay ho khi lướt web như một đoạn văn hay, ảnh chụp màn hình, đường dẫn trang web, cùng khả năng đánh dấu và vẽ hình trên những tài nguyên được lưu lại.
6. Pixlr Editor
Hiện nay có vô số các chương trình xử lý ảnh khác nhau, nhưng hiếm có một ứng dụng nền web nào mạnh mẽ có đầy đủ chức năng như Pixlr Editor. Với những gì mà nó cung cấp, Pixlr Editor có thể đáp ứng nhu cầu của những sinh viên học ngành đồ họa khó tính nhất.
Dù chưa thể sánh với người anh cả Photoshop, nhưng chắc chắn Pixlr Editor ăn đứt Microsoft Paint với khả năng thực hiện trơn tru các tác vụ xử lý ảnh mà bạn cần cho công việc đồ họa. Ngoài ra Pixlr Editor còn hỗ trợ một plugin dành cho Google Drive cho phép người dùng mở một bức ảnh từ tài khoản Google Drive, chỉnh sửa và lưu lại vào chính tài khoản Google Drive đó.
7. Sunrise Calendar
Dù Google Calendar hiện được rất nhiều người tin dùng khi cần sắp xếp lịch làm việc, nhưng nếu bạn cần quản lý nhiều tài khoản Google cùng lúc thì Sunrise Calendar mới là cái tên xứng đáng được nhắc tới. Ngoài các tài khoản Google, Sunrise còn có thể đồng bộ lịch với iCloud và Facebook Calendar.
Giống như những ứng dụng ngoại tuyến khác của Chrome, Sunrise có thể hoạt động như một ứng dụng độc lập, chẳng hạn như khả năng đính vào taskbar hoặc chạy riêng một cửa sổ.
8. Codeanywhere
Ngoài phần mở rộng dành cho Chrome, Codeanywhere còn hỗ trợ nhiều nền tảng khác nhau như Chromebook, máy tính, Android, iOS... và các nền tảng mà nó hỗ trợ có khả năng đồng bộ với nhau. Codeanywhere phù hợp với nhiều trình độ từ những lập trình viên chuyên nghiệp cho đến những sinh viên đang làm quen với môn lập trình máy tính, với giao diện thân thiện cùng những phần chỉ dẫn bổ ích.
9. Todoist

Được tối ưu dành cho HTML5, Todoist là ứng dụng quản lý công việc có thiết kế đẹp, dễ sử dụng với nhiều tính năng mạnh mẽ. Tuy rằng phiên bản miễn phí là tương đối đủ đối với giới học sinh, sinh viên nhưng nếu cần sử dụng các tính năng cao cấp của Todoist như tạo bộ lọc, tạo nhãn nâng cao, thêm tệp đính kèm vào một mẩu ghi chú..., bạn sẽ phải trả một khoản phí là 30 USD/năm.
10. Gmail Offline
Gmail đang là một trong những dịch vụ thư điện tử phổ biến nhất thể giới và được nhiều học sinh sinh viên tin dùng, nhưng sẽ thế nào nếu bạn cần nộp bài qua mạng thì đột ngột mất kết nối? Câu trả lời thật đơn giản: hãy tải ứng dụng Gmail Offline dành cho Chrome của Google ngay lúc này để gạt bỏ nỗi lo lắng về đường truyền mạng trong tương lai.
Gmail Offline có giao diện giống với một ứng dụng di động hơn là một ứng dụng nền web. Khi soạn email, Gmail Offline sẽ lưu các bức thư ở dạng thư nháp và lập tức gửi chúng khi bạn có kết nối mạng trở lại.  Những bức thư nháp này được lưu ngay tại máy và được đồng bộ để bạn có thể tìm và đọc lại dễ dàng. 

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X