Bài liên quan
Đó là thời gian Microsoft ước tính các nạn nhân của những vụ bị quấy rối, chơi xấu trên mạng phải bỏ ra để xử lý hậu quả.
Jacqueline Beauchere, phụ trách bộ phận Online Safety của Microsoft, đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu đáng chú ý của hãng này về những mặt trái khi tham gia Internet.
Cụ thể, dựa trên trả lời của những người tham gia khảo sát, Microsoft nhận thấy các nạn nhân thường xuyên bị bắt nạt trên mạng mất 1,2 tỷ USD và thời gian tổng cộng lên đến 11,2 năm để khắc phục hậu quả.
Những rắc rối trên mạng khiến người dùng mất nhiều thời gian và tiền bạc. Nguồn: Microsoft.
Bắt nạt trên mạng là hành động quấy rối, chơi xấu... người khác thông qua những công cụ và dịch vụ Internet như e-mail, nhắn tin, mạng xã hội. Các hành động đó có thể là phát tán tin đồn thất thiệt, đăng những bình luận đầy hiềm khích, thậm chí là ăn cắp mật khẩu của người khác rồi dùng tài khoản của họ để chia sẻ hình ảnh, status khiến chủ nhân tài khoản đó bị bẽ mặt, gặp rắc rối...
Bắt nạt trên mạng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nạn nhân, khiến họ lo sợ, căng thẳng, thậm chí dẫn đến tự tử. Mới đây nhất, vào tháng 2/2014, bé gái có tên Amnesia ở Italy đã nhảy lầu tự vẫn sau khi nhận được hàng loạt bình luận ác ý của những người tham gia mạngAsk.fm.
37% trong số những người trẻ tuổi (8-17 tuổi) tham gia khảo sát của Microsoft tại 25 nước chia sẻ họ bị bắt nạt trên Internet trong khi 25% thừa nhận từng chơi xấu ai đó qua mạng. Jacqueline Beauchere nhận định, nhiều phụ huynh cảm thấy lúng túng khi hướng dẫn con cái sử dụng Internet an toàn bởi trẻ con có xu hướng giấu người lớn về những hoạt động online của chúng.
Trẻ em dễ bị tác động tâm lý khi bị bắt nạt trên mạng. Ảnh minh hoạ: Teenlife.
Bên cạnh đó, tập đoàn phần mềm Mỹ cũng ước tính người dùng mất 1,4 tỷ USD để bảo vệ danh tiếng cá nhân trên mạng, 2,4 tỷ USD vì mắc bẫy lừa đảo phishing, 1,9 USD vì dính virus hay 3,9 tỷ USD vì làm lộ dữ liệu...
Theo Beauchere, để xây dựng và bảo vệ hình ảnh cá nhân trên Internet, người sử dụng trước hết nên tạo mật khẩu mạnh cho tài khoản và đăng ký dịch vụ nhắc báo để theo dõi bất cứ thay đổi nào liên quan đến tài khoản hay bất cứ ai đề cập đến họ trên mạng xã hội. Thứ hai, cân nhắc những gì nên và không nên đăng lên mạng xã hội để tránh những rắc rối về sau, đồng thời hạn chế tiết lộ thông tin riêng tư như địa chỉ nhà, số điện thoại... Thứ ba, họ cũng cần tôn trọng và tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác. Ví dụ, người dùng thường chọn những tấm hình đẹp nhất của mình để chia sẻ, thì họ cũng nên chỉ đăng ảnh đẹp của bạn bè hoặc xin phép trước khi đăng thay vì vô tư tag (gắn tên) bạn bè một cách cẩu thả vào những tấm hình xấu xí.
Châu An
Jacqueline Beauchere, phụ trách bộ phận Online Safety của Microsoft, đã chia sẻ những kết quả nghiên cứu đáng chú ý của hãng này về những mặt trái khi tham gia Internet.
Cụ thể, dựa trên trả lời của những người tham gia khảo sát, Microsoft nhận thấy các nạn nhân thường xuyên bị bắt nạt trên mạng mất 1,2 tỷ USD và thời gian tổng cộng lên đến 11,2 năm để khắc phục hậu quả.
Những rắc rối trên mạng khiến người dùng mất nhiều thời gian và tiền bạc. Nguồn: Microsoft.
Bắt nạt trên mạng là hành động quấy rối, chơi xấu... người khác thông qua những công cụ và dịch vụ Internet như e-mail, nhắn tin, mạng xã hội. Các hành động đó có thể là phát tán tin đồn thất thiệt, đăng những bình luận đầy hiềm khích, thậm chí là ăn cắp mật khẩu của người khác rồi dùng tài khoản của họ để chia sẻ hình ảnh, status khiến chủ nhân tài khoản đó bị bẽ mặt, gặp rắc rối...
Bắt nạt trên mạng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến nạn nhân, khiến họ lo sợ, căng thẳng, thậm chí dẫn đến tự tử. Mới đây nhất, vào tháng 2/2014, bé gái có tên Amnesia ở Italy đã nhảy lầu tự vẫn sau khi nhận được hàng loạt bình luận ác ý của những người tham gia mạngAsk.fm.
37% trong số những người trẻ tuổi (8-17 tuổi) tham gia khảo sát của Microsoft tại 25 nước chia sẻ họ bị bắt nạt trên Internet trong khi 25% thừa nhận từng chơi xấu ai đó qua mạng. Jacqueline Beauchere nhận định, nhiều phụ huynh cảm thấy lúng túng khi hướng dẫn con cái sử dụng Internet an toàn bởi trẻ con có xu hướng giấu người lớn về những hoạt động online của chúng.
Trẻ em dễ bị tác động tâm lý khi bị bắt nạt trên mạng. Ảnh minh hoạ: Teenlife.
Bên cạnh đó, tập đoàn phần mềm Mỹ cũng ước tính người dùng mất 1,4 tỷ USD để bảo vệ danh tiếng cá nhân trên mạng, 2,4 tỷ USD vì mắc bẫy lừa đảo phishing, 1,9 USD vì dính virus hay 3,9 tỷ USD vì làm lộ dữ liệu...
Theo Beauchere, để xây dựng và bảo vệ hình ảnh cá nhân trên Internet, người sử dụng trước hết nên tạo mật khẩu mạnh cho tài khoản và đăng ký dịch vụ nhắc báo để theo dõi bất cứ thay đổi nào liên quan đến tài khoản hay bất cứ ai đề cập đến họ trên mạng xã hội. Thứ hai, cân nhắc những gì nên và không nên đăng lên mạng xã hội để tránh những rắc rối về sau, đồng thời hạn chế tiết lộ thông tin riêng tư như địa chỉ nhà, số điện thoại... Thứ ba, họ cũng cần tôn trọng và tránh làm ảnh hưởng đến hình ảnh của người khác. Ví dụ, người dùng thường chọn những tấm hình đẹp nhất của mình để chia sẻ, thì họ cũng nên chỉ đăng ảnh đẹp của bạn bè hoặc xin phép trước khi đăng thay vì vô tư tag (gắn tên) bạn bè một cách cẩu thả vào những tấm hình xấu xí.
Châu An
Post a Comment