Bài liên quan
Chắc chắn là bạn biết cách lướt web thế nào để an toàn, như tránh các web nghi ngờ, dùng phần mềm diệt virus… nhưng bạn có biết, dù đã dùng đủ mọi cách, các website vẫn có thể biết rõ bạn là ai, bạn từ đâu tới, bạn đang dùng thiết bị gì, đang nằm hay đang ngồi để lướt web.
Biết rõ bạn ở đâu
Các website có thể dùng Geolocation API của Google đã biết chính xác bạn đang ở đâu. Dựa vào vị trí của bạn, website có thể đoán ra thành phố nơi bạn đang ở, thậm chí biết chính xác địa chỉ đường phố nhà bạn.
Bạn sẽ bí mật hơn được một chút nếu bạn đang lướt web trên mạng di động. Tỷ lệ sai sót khi các website định vị di động có thể lên đến 50km, nhưng các website có thể biết chiếc điện thoai của bạn hướng về đâu qua máy đo gia tốc. Với điều này, họ sẽ biết bạn đang cầm điện thoại trên tay, hay đang đặt nó xuống mặt phẳng.
Phần cứng của bạn
Các website biết rõ thiết bị của bạn đang chạy trên CPU nào, độ phân giải màn hình của bạn ra sao. Mọi thứ. Thậm chí còn biết pin của bạn còn bao nhiêu % và bạn có đang sạc hay không.
Và điều này nữa, bạn có thể rất ngạc nhiên khi biết các website có thể căn cứ trên số % dung lượng pin còn lại để tạo ra một loại dấu vân tay của người dùng, và sử dụng nó để theo dõi cử động của người dùng.
Phần mềm của bạn
Hầu hết mọi người đều biết khi họ truy cập một website nào đó, trình duyệt sẽ để website biết hệ điều hành và trình duyệt nào mà họ đang dùng. Điều này thực sự giúp các website có được cái nhìn tốt hơn về người đọc của họ và phục vụ tốt hơn.
Tuy nhiên, tất cả các website đều nhìn thấy rõ những plugin nào mà bạn đã cài đặt và hiện bạn có đang đăng nhập vào những tài khoản như Facebook, Twitter và Google hay không.
Mạng lưới của bạn
Mọi website đều biết rõ địa chỉ IP công cộng của bạn, xác định máy tính hoặc thiết bị di động mà bạn đang dùng chạy trên mạng lưới nào.
Các trang cũng biết rõ nhà cung cấp dịch vụ mà bạn đang dùng và còn biết loại hình dịch vụ internet bạn đăng ký, vì họ có thể đo được tốc độ tải trang của bạn.
Bạn vừa ở đâu
Ngoài việc biết bạn đã đăng nhập vào các tài khoản mạng xã hội hay không, các website còn biết được cả lịch sử duyệt web của bạn. Họ biết bạn vừa vào trang nào trước khi vào website của họ. Nếu bạn lang thang vào một số trang kém uy tín hơn trên mạng internet, điều này có thể khiến bạn lo ngại. Bởi vì, các website cũng phát hiện ra:
Chính xác bạn là ai
Clickjacking là một kỹ thuật hiểm ác, theo đó các website có thể ngụy tạo hành vi của bạn để làm những thứ mà bạn có thể không định làm. Bạn có thể click vào một đường link trông có vẻ hợp pháp, nhưng nếu bạn đăng nhập vào Facebook, đường link siêu liên kết đó có thể khiến bạn vô tình thích một trang Facebook mà bạn không hề biết hoặc không hề đồng ý thích.
Bất kỳ cái gì bạn cung cấp cho Facebook: tên, ảnh, nghề nghiệp, thành viên gia đình, sở thích… mọi thứ đều có thể trở thành dữ liệu cho "kỹ thuật hiểm ác" kia.
Làm thế nào bảo vệ bản thân?
Theo trang Audroid Authority, thực tế, đến thời điểm này, nếu bạn là một người thường xuyên dùng internet và không dùng mạng riêng ảo (VPN), bạn đã gặp rắc rối rồi. VPN sẽ giải phóng bạn khỏi những xiềng xích bị theo dõi và những hạn chế, cho phép bạn bảo vệ thông tin riêng tư của mình khỏi các nhà cung cấp dịch vụ internet và website.
Một VPN chất lượng sẽ có số máy chủ lớn trên khắp thế giới cũng như nhiều IP để ẩn danh trình duyệt của bạn. Tuy nhiên, loại kiến trúc này có thể đắt, vì các VPN tốt đều yêu cầu mức phí thuê bao hàng tháng.
Theo Vnreview
Post a Comment