Bài liên quan
John Hanke, nhà sáng lập Niantic Labs và cha đẻ của Pokémon Go, từng có liên hệ và phát triển một số phần mềm cho Cục tình báo trung ương Mỹ.
John Hanke từng có liên hệ chặt chẽ với CIA

John Hanke từng có liên hệ chặt chẽ với CIA
Đi kèm với sự thành công của Pokémon Go, nhiều người cũng đặt ra câu hỏi về chân tướng của sản phẩm do Niantic Labs sản xuất. Hầu hết đều nhắm vào việc game đòi hỏi người chơi luôn bật định vị GPS, đồng thời cũng nhắm tới quá khứ của John Hanke, ông chủ Niantic Labs.
John Hanke từng nhận được nhiều khoản đầu tư từ In-Q-Tel, một quỹ đầu tư do Cục tình báo trung ương Mỹ (CIA) thành lập. Phần lớn số tiền đầu tư này được cung cấp từ Cục Tình báo Địa không gian Quốc gia Mỹ (NGA), cơ quan có nhiệm vụ thu thập, phân tích và phân phối dữ liệu tình báo từ vệ tinh.
Sản phẩm của John Hanke khi đó là phần mềm Keyhole. Nó có khả năng tạo những hình ảnh 3D về các công trình và địa hình, dựa vào dữ liệu địa không gian được thu thập từ các vệ tinh. Tới nay năm 2004, Google mua lại Keyhole và ứng dụng các công nghệ của phần mềm này vào Google Earth. Sau này, chính Niantic Labs đã sử dụng các tính năng của Google Earth để tạo thành gameplay cho Pokemon Go.
Pokemon Go rất dễ được dùng làm công cụ gián điệp
Pokémon Go rất dễ được dùng làm công cụ gián điệp
Việc CIA có hứng thú với Pokémon Go cũng không phải điều quá bất ngờ. Game sử dụng camera và con quay hồi chuyển trong điện thoại để tạo hình ảnh của Pokémon như ở ngoài đời thực, dù người chơi đứng tại vị trí nào đi nữa. Những phần mềm như vậy có khả năng biến hàng triệu chiếc điện thoại thành những camera do thám siêu nhỏ, có khả năng ghi lại hình ảnh cận cảnh trong thời gian thực, ở những địa điểm bị che khuất mà vệ tinh do thám không thể nhắm tới.
Nếu cần trinh sát một khu vực nhất định, nhà sản xuất có thể cho một Pokémon hiếm xuất hiện tại đó và lôi kéo người chơi tới. Khi đó, mỗi game thủ sẽ trở thành một gián điệp mà không hề hay biết.
Vệ tinh không thể thăm dò bên trong các tòa nhà, nhưng Pokemon Go thì có
Vệ tinh không thể thăm dò bên trong các tòa nhà, nhưng Pokémon Go thì có
Một ví dụ được đưa ra là bộ phim The Dark Knight ra mắt hồi năm 2008. Trong đó, nhân vật Bruce Wayne (Batman) đã cài phần mềm gián điệp (backdoor) lên điện thoại do tập đoàn Wayne sản xuất, sau đó kích hoạt chúng để tạo nên mạng lưới trinh sát khắp thành phố Gotham. Công nghệ tương tự cũng có thể được sử dụng trong thực tế với Pokemon Go.
Hiện tại chưa có bằng chứng nào cho thấy Pokémon Go là công cụ gián điệp do CIA phát triển. Tuy nhiên, nhiều quốc gia đã tỏ ý lo ngại về vấn đề an ninh và bảo mật thông tin với sản phẩm cực hot do Niantic Labs sản xuất.
Theo Gamethu / VnExpress

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X