Bài liên quan
Ngân hàng Vietcombank vừa khuyến cáo người sử dụng nên chủ động bảo mật các thông tin cá nhân có liên quan đến các hoạt động giao dịch qua mạng Internet.
Người dùng phải hết sức bảo mật các thông tin cá nhân dùng trong giao dịch ngân hàng. - Ảnh: Đức Thiện / Tuổi trẻ
Theo ngân hàng này, thủ đoạn lừa đảo được kẻ gian thực hiện bằng cách đánh cắp thông tin truy cập dịch vụ của khách hàng: tên đăng nhập, mật khẩu truy cập dịch vụ Internet Banking, mật khẩu truy cập email cá nhân, mã xác nhận giao dịch một lần (OTP)… sau đó thực hiện việc giao dịch lấy cắp tiền của khách hàng dưới nhiều hình thức.
Kẻ gian thực hiện việc lừa đảo bằng cách thông báo về việc khách hàng đã trúng thưởng, được ngân hàng hoàn tiền và khách hàng cần xác nhận để nhận lại tiền hoặc giả danh người thân/bạn bè trên mạng xã hội để nhờ khách hàng chuyển tiền/nạp tiền điện tử trên các kênh ngân hàng điện tử vào tài khoản hay số điện thoại của kẻ gian để lấy cắp tiền.
Người dùng phải chủ động bảo vệ và thay đổi thường xuyên mật khẩu truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử/thẻ, email để bảo vệ toàn bộ giao dịch của chính mình (tối thiểu 3 tháng/lần) và cài đặt mật khẩu đảm bảo nguyên tắc an toàn.
Do đó, Vietcombank khuyến cáo người dùng không nên cung cấp các thông tin bảo mật các dịch vụ ngân hàng điện tử, bao gồm: mật khẩu truy cập, mật khẩu giao dịch một lần OTP, mật khẩu truy cập địa chỉ email cá nhân... cho bất cứ ai và bằng bất cứ hình thức nào (nhắn tin, trả lời điện thoại, tiết lộ trực tiếp...).
Người dùng cũng không nên cung cấp các thông tin cá nhân cho chính ngân hàn, trừ khi chính người dùng chủ động gọi điện đến ngân hàng để được trợ giúp và ngân hàng yêu cầu phối hợp cung cấp thông tin để định danh khách hàng.
Trong quá trình giao dịch qua mạng, người dùng không nên truy cập các trang web không đáng tin cậy, hoặc nhấp vào bất kỳ đường dẫn nào yêu cầu cung cấp/cập nhật thông tin cá nhân và thông tin dịch vụ ngân hàng điện tử.
Người dùng nên đăng ký sử dụng dịch vụ nhận tin nhắn chủ động (SMS) để nhận thông báo các biến động liên quan đến tài khoản. - Ảnh: Đức Thiện / Tuổi trẻ
Bên cạnh đó, người dùng phải chủ động bảo vệ và thay đổi thường xuyên mật khẩu truy cập các dịch vụ ngân hàng điện tử/thẻ, email để bảo vệ toàn bộ giao dịch của chính mình (tối thiểu 3 tháng/lần) và cài đặt mật khẩu đảm bảo nguyên tắc an toàn.
Người dùng cũng nên đăng ký sử dụng dịch vụ nhận tin nhắn chủ động (SMS chủ động) để nhận thông báo các biến động liên quan đến tài khoản cá nhân hoặc giao dịch thẻ ngay khi giao dịch được thực hiện và nhờ đó, quản lý và phòng ngừa, hạn chế rủi ro.
Sau khi thực hiện các giao dịch qua mạng, người dùng nên chọn Đăng xuất hay Thoát khỏi hệ thống/màn hình dịch vụ sau mỗi lần truy cập sử dụng hay thanh toán thẻ cho các giao dịch trực tuyến.
Thực tế thời gian gần đây cho thấy, nhiều người dùng do hạn chế nắm bắt thông tin và sử dụng dịch vụ không đúng cách nên đã bị kẻ gian lợi dụng lừa đảo, chiếm đoạt tiền. Dù các rủi ro, tổn thất này mới được ghi nhận ở qui mô và phạm vi nhỏ lẻ nhưng đang phần nào khiến cho một số bộ phận khách hàng có tâm lý hoang mang, lo sợ khi sử dụng dịch vụ.
Vietcombank cho biết ngân hàng này không bao giờ yêu cầu khách hàng cung cấp thông tin bảo mật dịch vụ như: mật khẩu truy cập, mã giao dịch OTP của bất kỳ dịch vụ ngân hàng điện tử nào, mã kích hoạt ứng dụng Vietcombank Smart OTP dưới bất kỳ hình thức nào. Vietcombank cũng không bao giờ yêu cầu khách hàng chuyển tiền, nạp tiền vào số điện thoại/số tài khoản nào để nhận thưởng, nhận tiền hoàn trả...
Theo báo Tuổi trẻ Online
Post a Comment