Bài liên quan
Như VnReview đã đưa tin, ngày 20/01/2016, công ty bảo mật Dr.Web của Nga đã công bố phát hiện mẫu điện thoại Philips S307 bị nhiễm mã độc có tên Android.Cooee.1 khiến smartphone tự hiển thị quảng cáo khi đang chạy các ứng dụng.
Philips S307
Đáng chú ý là tại thời điểm đó, mẫu điện thoại Philips S307 đã và đang được bày bán tại Việt Nam qua một số kênh bán lẻ. Trước thông tin đó, đại diện truyền thông của trang thương mại điện tử Lazada cho biết họ đã chính thức ngừng bán mẫu smartphone Philips S307 trên trang Lazada.vn và chờ thêm thông tin phản hồi từ phía Philips.
Tới đầu tháng 2/2016, công ty Cổ Phần Hội Tụ Thông Minh (Smartcom), đại diện nhà phân phối của Philips Mobile tại Việt Nam, đã cho phóng viên VnReview biết sau khi nhận được thông tin về mã độc xuất hiện trên mẫu S307, Philips Mobile đã có cuộc họp và đưa ra giải pháp kịp thời nhằm khắc phục vấn đề trên để người dùng có thể an tâm khi sử dụng sản phẩm do mình phân phối.
Cụ thể, ngày 30/1/2016, Philips Mobile đã tung ra bản cập nhật firmware mới qua OTA trên Philips S307 để sửa lỗi loại bỏ hoàn toàn mã độc Android.Cooee.1. Sau đó, trên website Dr.Web cũng đã có thông báo về việc này đồng thời khuyên người dùng đang sử dụng Philips S307 nên cập nhật lên phiên bản firmware mới nhất.
Phía Philips đưa ra khuyến cáo, khách hàng đang sử dụng Philips S307 có thể tự cập nhật phiên bản firmware mới nhất (Philips_S307_1605_V14_VN) qua OTA hoặc có thể đến các Trung tâm bảo hành ủy quyền của Philips tại Việt Nam gần nhất để được hỗ trợ miễn phí.
Bản cập nhật mới nhất sẽ loại bỏ mã độc của mẫu điện thoại Philips S307 tại Việt Nam
Trước đó, như VnReview đã đưa tin, mã độc cài sẵn trong firmware của một số điện thoại Philips s307 sẽ tự động hiển thị quảng cáo, tự tải các ứng dụng không mong muốn hay thậm chí có thể đánh cắp thông tin cá nhân của người dùng. Nguy hiểm hơn, người dùng sẽ buộc phải thực hiện root máy để có thể gỡ bỏ mã độc trên smartphone cao cấp của Philips.
Theo Softpedia, một số mẫu smartphone dòng S307 của Philips đã bị phát hiện có cài đặt sẵn loại trojan Android.Cooee.1. Trojan này sẽ hiển thị quảng cáo "độc" trên màn hình chính của Android. Do được cài đặt vào firmware, Android.Cooee.1 nắm quyền root trên smartphone S307. Do đó, người dùng sẽ không hề biết lúc nào bị mã độc này cài ứng dụng. Nguy hiểm hơn, người dùng sẽ buộc phải thực hiện root máy để có thể gỡ bỏ mã độc trên smartphone cao cấp của Philips.
Hiện nay, đại diện Philips Mobile tại Việt Nam, công ty Smartcom đã chính thức xác nhận mẫu điện thoại Philips S307 đã hoàn toàn được loại bỏ mã độc Android.Cooee.1 tại Việt Nam.
Theo Vnreview
Related Posts
- Trang mạng của chính phủ Mỹ tại Ohio bị tin tặc ủng hộ IS tấn công27 Jun 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: origin-nyi.thehill.com) Theo THX, truyền thông Mỹ đưa tin ngày 25/6, một vài ...Read more »
- Cảnh báo nguy cơ máy tính bị tấn công mạng khi xem phim có phụ đề26 May 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Hàng triệu người dùng máy tính trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa v...Read more »
- Phát hiện lỗ hổng an ninh mạng đe dọa hàng chục nghìn máy tính26 May 20170
Nhân viên Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc điều tra và ngăn chặn các vụ tấn công mạng ở Seoul n...Read more »
- Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa24 May 20170
Nhân viên theo dõi sự phát tán của mã độc WannaCry tại Cơ quan an ninh mạng Hàn Quốc ở Seoul ngày 1...Read more »
- Hàn Quốc thành lập cơ quan tham vấn chính sách về WannaCry24 May 20170
Theo Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo, Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan tham vấn ch...Read more »
- “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry22 May 20170
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: tacnetsol.com) Sáng 19/5, phần mềm chống mã hóa dữ liệu CMC Crypt...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.