Bài liên quan
Ars Technica cho biết, Bộ Nội vụ Pháp đang xem xét 2 đề xuất mới: ra lệnh cấm đối với các kết nối Wi-Fi chia sẻ và miễn phí khi xảy ra tình trạng khẩn cấp; và các biện pháp chặn Tor trong nước Pháp.
Mạng Tor là một dịch vụ tình nguyện cung cấp sự riêng tư và ẩn danh trên mạng bằng cách che giấu bạn là ai và bạn đến từ đâu. Dịch vụ này cũng bảo vệ bạn từ chính mạng Tor. Nhưng nhờ sự tiện dụng đó mà nhiều kẻ xấu đã lợi dụng nó để qua mắt sự kiểm soát của chính quyền.
Tờ báo tiếng Pháp Le Monde đã xem được những tài liệu dự thảo này. Theo Le Monde, các dự luật mới có thể được trình lên quốc hội ngay từ tháng 1/2016 tới. Những đề xuất này được cho là nhằm đối phó với các cuộc tấn công tương tự vụ việc tại Paris hồi tháng trước khiến 130 người tử vong.

Truy cập Wi-Fi dễ dàng cũng là một yếu tố "thuận lợi" giúp khủng bố dễ liên lạc với nhau
Đề xuất đầu tiên, Le Monde cho biết, sẽ cấm các mạng Wi-Fi miễn phí khi xảy ra tình trạng khẩn cấp. Biện pháp mới được đề xuất theo ý kiến của cảnh sát, vì họ cho rằng rất khó theo dõi mọi người sử dụng các điểm truy cập Wi-Fi công cộng, nhất là những kẻ khủng bố.
Đề xuất thứ hai có vẻ "xương xẩu" hơn một chút. Bộ Nội vụ đang xem xét chặn hoặc/và cấm hoàn toàn việc sử dụng mạng Tor. Để chặn mọi người sử dụng Tor tại Pháp rất phức tạp về mặt kỹ thuật, nhưng chính phủ nước này có thể khiến những người dùng bình thường gặp khó khăn khi tìm kiếm và kết nối với Tor. Nếu chính phủ Pháp cần sự giúp đỡ, họ có thể nhờ tới một quốc gia duy nhất trên thế giới đã nổi tiếng nhờ chặn thành công mạng Tor - Trung Quốc, với Great Firewall.
Đó là việc chặn. Nhưng cấm sử dụng Tor qua các công cụ luật pháp lại là một chuyện khác. Pháp có thể đơn giản chỉ ra luật mới khiến bất cứ ai sử dụng Tor là vi phạm pháp luật. Dù vậy, khó khăn ở đây là việc thi hành luật mới. Các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) của đất nước sẽ phải theo dõi người dùng để phát hiện ra họ có sử dụng Tor không, rồi báo cáo lại với cảnh sát.
Tor là mạng lưới thường được thế giới ngầm sử dụng để che giấu bản thân
Vấn đề chính là một lệnh cấm như vậy với Tor nó sẽ không đạt hiệu quả lắm. Những kẻ khủng bố vẫn có thể tiếp cận Tor từ bên ngoài nước Pháp. Có những bằng chứng để đoán rằng các cuộc tấn công vào Paris gần đây được sắp xếp qua các kênh không mã hóa.
Mặt khác, việc áp dụng luật pháp để ngăn chặn hoặc/và áp dụng kỹ thuật để chặn Tor có thể ảnh hưởng đến nhiều người dùng hợp pháp khác, như là những người tố giác tội phạm, các nhà báo hoặc bất cứ ai muốn lướt web riêng tư.
Nhìn chung, đề nghị chặn Wi-Fi khi quốc gia trong tình trạng khẩn cấp dễ thực hiện hơn một chút. Nhưng về mặt kỹ thuật vẫn rất khó thực hiện, và các thiệt hại có thể rất lớn. Hàng triệu người sẽ phải chịu cảnh không có Wi-Fi công cộng, có thể trong nhiều tuần liền.
Ngày 20/11, 1 tuần sau các cuộc tấn công vào Paris, chính phủ Pháp đã đưa ra một điều luật mới, mở rộng tình trạng khẩn cấp kéo dài tới 3 tháng. Cùng lúc đó, các luật mới cũng được đưa ra để đảm bảo Bộ Nội vụ dễ dàng chặn mọi website liên quan đến khủng bố, và tăng quyền lực của cảnh sát trong việc tìm kiếm các thiết bị nghi ngờ. Thủ tướng Pháp đoán rằng họ có thể sớm ra luật khiến bất kỳ ai truy cập vào website liên quan đến khủng bố cũng bị xem là phạm pháp.
Tranh minh hoạ cuộc chiến ở pháo đài Bastille của Pháp
Tuy vậy, vẫn phải chờ đến tháng 1/2016 để xem chính phủ Pháp có thông qua những đề xuất cấm Wi-Fi công cộng và Tor không. Tuy nhiên, theo Ars Technica, Pháp là một trong những quốc gia dân chủ có ảnh hưởng và quyền lực nhất ở phương Tây. Song nước này cũng đang nhanh chóng trở thành một trong những nước hẹp hòi nhất. Nếu Pháp áp dụng Great Firewall như Trung Quốc, đây có thể là tiền đề cho các quốc gia khác như Anh, Đức và các nước láng giềng khác áp dụng theo.
Theo Vnreview

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X