Bài liên quan
Mạng ẩn danh vốn thường được tội phạm số sử dụng cho biết các nhà nghiên cứu tại Đại học Carnegie Mellon đã được FBI trả ít nhất là 1 triệu USD để thực hiện tấn công Tor.
Trong tuyên bố mới nhất, mạng ẩn danh Tor đưa ra cáo buộc rằng Cơ quan Điều tra Liên bang Hoa Kỳ FBI đã "đấu thầu công việc của cảnh sát" và trả cho Đại học Carnegie Mellon ít nhất là 1 triệu USD để tấn công vào mạng này. Đại diện chính thức của Carnegie Mello sau đó khẳng định: "Bạn có thể đọc ra bất cứ thứ gì bạn muốn từ tuyên bố này".
Tor còn được gọi là "mạng đen" – một phần ẩn giấu của Internet mà các bộ máy tìm kiếm truyền thống không thể tìm ra được. Hệ thống này cho phép ẩn danh hoàn toàn người sử dụng. Bên cạnh các trang web hợp pháp, mạng lưới này còn chứa rất nhiều các nội dung nguy hiểm như hình ảnh lạm dụng trẻ em hoặc các dịch vụ buôn bán ma túy cùng các loại hình tội phạm khác.
Cuối năm 2014, FBI đã thực hiện một chiến dịch lớn nhắm vào các trang Tor, bao gồm cả Silk Road 2 – phiên bản kế tiếp của chợ ma túy ảo lớn nhất thế giới. Theo Tor Project, tổ chức đứng đằng sau Tor, chiến dịch này có phần tham gia của các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Carnegie Mellon.
Tuyên bố chính thức của Tor Project cho biết: "Vụ tấn công này đã tạo ra một tiền lệ đáng lo ngại. Quyền tự do công dân sẽ bị tấn công nếu như các đơn vị hành pháp cho rằng họ có thể qua mặt các điều luật về chứng cứ khi thuê các trường đại học thực hiện công việc điều tra".
Giáo sư Alan Woodward từ Đại học Surney khẳng định một thỏa thuận hợp tác như vậy là không có gì đáng ngạc nhiên. "Các trường đại học luôn làm việc với các tổ chức hành pháp", ông Woodward khẳng định vớiBBC.
"Sự khác biệt duy nhất trong trường hợp này là có vẻ như các nhà nghiên cứu đã được yêu cầu định danh một số người nhất định và đưa ra địa chỉ IP của họ. Trong trường hợp này, tôi sẽ cảm thấy ngạc nhiên hơn vì trường đại học nào cũng có các ủy ban đạo đức, vậy nên câu hỏi lớn sẽ là liệu đã có sự giám sát về mặt đạo đức trong trường hợp này hay không?".
Theo VNreview
Post a Comment