Người dùng còn quá bất cẩn trước các mối nguy hại trên mạng Internet - Ảnh: Kaspersky |
Bài liên quan
3/4 người dùng Internet có thể tải về tập tin ẩn chứa mã độc hại do thiếu sự hiểu biết các mối nguy hiểm trực tuyến.
Hãng bảo mật Kaspersky Lab tiến hành một cuộc khảo sát trên 18.000 người dùng Internet về thói quen "lên mạng" (online) của họ. Kết quả làm dấy lên mối lo ngại về khả năng người dùng nhận biết được mối đe dọa mạng.
Cuộc khảo sát được tiến hành bằng cách yêu cầu người tham gia tải bản nhạc Yesterday của nhóm nhạc nổi tiếng The Beatles về máy. Tuy nhiên, họ phải lựa chọn một trong bốn cách tải về. Trong đó chỉ có một lựa chọn tải về tập tin có định dạng WMA là an toàn, mặc dù được cố tình đặt tên sai là Betles.Yesterday.wma.
Kết quả chỉ 1/4 (tức 26%) số người tham gia lựa chọn định dạng tập tin này vì họ cho rằng đây là định dạng vô hại mặc dù tên tập tin bị viết sai.
Trong khi đó, tùy chọn tập tin tải về nguy hiểm nhất có định dạng EXE chứa phần tử “mp3” mang tên “Beatles_Yesterday.mp3.exe” đã lừa được 1/3 (tức 34%) số người tham gia khảo sát.
14% người dùng chọn tải loại tập tin thường dùng để chạy các chương trình bảo vệ màn hình screensaver có định dạng SRC (screensaver). 26% người dùng chọn tập tin định dạng ZIP – loại định dạng tập tin nén cũng có thể chứa nhiều tập tin nguy hiểm.
Trong quá trình khảo sát, chỉ 24% số người dùng có thể nhận biết được trang web thật. Thế nhưng có đến 58% người dùng chuẩn bị nhập dữ liệu cá nhân của mình vào các trang web giả mạo.
Các kết quả nghiên cứu người dùng gần đây từ Kaspersky Lab cũng cho thấy 45% người sử dụng Internet đã gặp phải một sự cố phần mềm độc hại trong 12 tháng qua, nhưng 13% trong số những người bị ảnh hưởng không biết tại sao mình lại gặp phải vấn đề này.
David Emm trưởng nhóm các nhà nghiên cứu bảo mật Kaspersky Lab cho biết: “Người tiêu dùng cần ý thức hơn về sự nguy hiểm của thế giới online để bảo vệ mình và người khác. Nếu một người đang gặp khó khăn thì họ sẽ không có khả năng tiêu xài những khoản tiền lớn vì điều này là không khôn ngoan.
Bản năng tương tự cũng diễn ra khi người dùng online. Kiểm tra dấu hiệu hoạt động độc hại và biết cách nhận biết trang lừa đảo hoặc tùy chọn tải về nguy hiểm là rất cần thiết.
Tuy nhiên, dù một người có hiểu biết về mạng như thế nào đi nữa thì thiếu giải pháp bảo mật khi online là không an toàn.
Tội phạm mạng không ngừng tiến hành nhiều cách mới nhắm tới người dùng và chỉ có phần mềm an ninh được cập nhật kịp thời mới có thể bảo vệ người dùng trước nhiều mối đe dọa”.
Related Posts
- Trang mạng của chính phủ Mỹ tại Ohio bị tin tặc ủng hộ IS tấn công27 Jun 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: origin-nyi.thehill.com) Theo THX, truyền thông Mỹ đưa tin ngày 25/6, một vài ...Read more »
- Cảnh báo nguy cơ máy tính bị tấn công mạng khi xem phim có phụ đề26 May 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Hàng triệu người dùng máy tính trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa v...Read more »
- Phát hiện lỗ hổng an ninh mạng đe dọa hàng chục nghìn máy tính26 May 20170
Nhân viên Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc điều tra và ngăn chặn các vụ tấn công mạng ở Seoul n...Read more »
- Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa24 May 20170
Nhân viên theo dõi sự phát tán của mã độc WannaCry tại Cơ quan an ninh mạng Hàn Quốc ở Seoul ngày 1...Read more »
- Hàn Quốc thành lập cơ quan tham vấn chính sách về WannaCry24 May 20170
Theo Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo, Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan tham vấn ch...Read more »
- “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry22 May 20170
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: tacnetsol.com) Sáng 19/5, phần mềm chống mã hóa dữ liệu CMC Crypt...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.