Tài liệu tham khảo:
(https://www.blackhat.com/ldn-15/summit.html#abusing-android-apps-and-gaining-remote-code-execution). Đoạn video trình diễn cũng đã được đưa lên YouTube (https://www.youtube.com/watch?v=uvvejToiWrY).
|
Bài liên quan
Ryan Welton, một nhà nghiên cứu của công ty bảo mật NowSecure, cho biết có khoảng 600 triệu điện thoại Samsung Galaxy có lỗ hổng cho phép tin tặc xâm nhập, theo dõi camera và microphone từ xa, đọc các tin nhắn đến/đi vàcài đặt các phần mềm độc hại.
Lỗ hổng nằm ở cơ chế cập nhật cho phiên bản được Samsung tùy biến của phần mềm SwiftKey, có trong Samsung Galaxy S6, S5 và nhiều bản Galaxy khác. Khi tải xuống bản cập nhật, các loại điện thoại Samsung trên không mã hóa tệp thi hành, vì thế tin tặc kiểm soát kết nối – giống như trong các mạng Wifi mở, để thay thế tệp gốc bằng tệp có kèm mã độc. Cách tấn công này đã được trình diễn tại hội thảo Blackhat ở London.
Các dòng điện thoại được cài sẵn phần mềm Samsung Input Method Editor keyboard (tên gọi mà Samsung đặt cho phiên bản SwiftKey do họ tùy biến) định kỳ truy vấn một máy chủ chính hãng để kiểm tra xem có bản cập nhật của phần mềm hay các gói ngôn ngữ kèm theo không. Tin tặc ở vị trí người trung gian có thể giả mạo máy chủ và gửi lại một gói cập nhật với mã độc nhúng trong một gói ngôn ngữ. Do các điện thoại Samsung cấp các quyền bổ sung để thực hiện việc cập nhật, mã độc có thể qua mặt cơ chế bảo vệ củahệ điều hành Android áp đặt trên các phần mềm thứ ba.
Điều khá ngạc nhiên là các tệp Zip được gửi trong quá trình cập nhật phần mềm bàn phím không được bảo vệ bằng giao thức TLS. Những người thiết kế hệ thống yêu cầu nội dung của tệp đó phải khớp với một tệp manifest đã gửi tới điện thoại từ trước, tuy nhiên điều này không đem lại tác dụng bảo mật nào. Để qua mặt biện pháp kiểm tra này, Welton gửi vào điện thoại một tệp manifest giả có chứa giá trị băm SHA1 của tệp cập nhật chứa mã độc.
Welton cho biết, lỗ hổng tồn tại ngay cả khi Samsung IME keyboard không được dùng tới. Tin tặc có thể tấn công ngay cả khi không có gói cập nhật chính thức nào cho phần mềm bàn phím. Mặc dù SwiftKey có thể được dùng trên tất cả các dòng điện thoại Android, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng có lỗ hổng bảo mật như các điện thoại Samsung Galaxy. Lý do rất đơn giản: các gói cập nhật cho phần mềm SwiftKey trong các trường hợp đó được xử lý qua cơ chế cập nhật thông thường của Google Play.
Cho đến nay, chủ nhân của những chiếc điện thoại có lỗ hổng bảo mật này không có cách gì ngăn ngừa các cuộc tấn công ngoài việc tránh xa các mạng Wifikhông an toàn. Kể cả trong trường hợp đó, họ vẫn có thể bị tấn công thông quacác thủ thuật DNS hijacking, chèn gói tin (packet injection) hoặc các kỹ thuật tương tự cho phép giả máy chủ cập nhật. Cũng không có cách nào để gỡ bỏ Samsung IME keyboard, kể cả khi chủ nhân của những chiếc Galaxy dùng một phần mềm bàn phím khác – đây là điều rất đáng chú ý vì nhiều người vẫn “ngây thơ” cho rằng lỗ hổng này không liên quan đến họ.
Welton cho biết ông đã kiểm tra và xác nhận rằng lỗ hổng với Samsung IME keyboard tồn tại trên Samsung Galaxy S6 của các mạng Verizon và Sprint, Galaxy S5 của mạng T-Mobile, Galaxy S4 Mini của mạng AT&T. Welton đã gửi báo cáo về lỗ hổng cho Samsung, Google và US CERT (tổ chức này đã đánh mã CVE-2015-2865).
Trong một thông báo gửi qua thư điện tử, SwiftKey viết rằng: "Chúng tôi đã nhận được các báo cáo về một vấn đề an ninh liên quan đến bàn phím cài sẵn của Samsung – phần mềm sử dụng SwiftKey SDK. Chúng tôi có thể xác nhận rằng SwiftKey Keyboard app trên Google Play hay Apple App Store không bị ảnh hưởng bởi lỗ hổng này. Chúng tôi xem xét các báo cáo một cách rất nghiêm túc và đang điều tra kỹ hơn".
Samsung đã biết về lỗ hổng này từ cuối năm 2014 và đã cung cấp một bản vá cho các nhà mạng từ tháng 3/2015 (nhưng không rõ liệu đã có nhà mạng lớn nào áp dụng bản vá đó hay chưa).
Nguyễn Công (tổng hợp)
Theo ATTT
Related Posts
- Trang mạng của chính phủ Mỹ tại Ohio bị tin tặc ủng hộ IS tấn công27 Jun 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: origin-nyi.thehill.com) Theo THX, truyền thông Mỹ đưa tin ngày 25/6, một vài ...Read more »
- Cảnh báo nguy cơ máy tính bị tấn công mạng khi xem phim có phụ đề26 May 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Hàng triệu người dùng máy tính trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa v...Read more »
- Phát hiện lỗ hổng an ninh mạng đe dọa hàng chục nghìn máy tính26 May 20170
Nhân viên Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc điều tra và ngăn chặn các vụ tấn công mạng ở Seoul n...Read more »
- Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa24 May 20170
Nhân viên theo dõi sự phát tán của mã độc WannaCry tại Cơ quan an ninh mạng Hàn Quốc ở Seoul ngày 1...Read more »
- Hàn Quốc thành lập cơ quan tham vấn chính sách về WannaCry24 May 20170
Theo Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo, Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan tham vấn ch...Read more »
- “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry22 May 20170
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: tacnetsol.com) Sáng 19/5, phần mềm chống mã hóa dữ liệu CMC Crypt...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.