Tin tặc - Ảnh: Reuters |
Bài liên quan
Liên minh các chuyên gia an ninh mạng Novetta (Mỹ) vừa xác định được nhóm hacker chuyên do thám trên mạng của Trung Quốc có tên Axiom được cho là phức tạp nhất trước nay.
Mục tiêu tấn công của Axiom không chỉ là các cơ quan chính phủ Mỹ và phương Tây, mà còn là các nhóm chống đối chính trị trong và ngoài Trung Quốc.
Theo báo Washington Post, Axiom được các chuyên gia bảo mật xem là nhóm hacker được chính phủ Trung Quốc “chống lưng”.
Axiom thường nắm được các tin tức tình báo rất sớm. Chẳng hạn, tin Ngoại trưởng Mỹ John F. Kerry tới Bắc Kinh được biết trước 1 tuần. Thậm chí, chuyến thăm Trung Quốc của tổng thống Mỹ Obama và dự các cuộc đàm phán cấp cao, còn được Axiom biết trước 2 tuần!
Theo Novetta, Axiom săn tin tình báo nhằm làm lợi cho chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc. Hoạt động do thám của Axiom tiến hành trên nhiều lĩnh vực như thương mại, tình báo nước ngoài và công tác phản gián....
Trong cảnh báo do Cơ quan điều tra liên bang Mỹ (FBI) đưa ra tháng 10-2014, hoạt động của Axiom phức tạp hơn nhiều so với hoạt động của nhóm hacker Unit 61398 của Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc nổi lên năm ngoái.
Không giống với Unit 61398, Axiom chia đều “quan tâm” trong việc theo dõi lực lượng chống đối với do thám thương mại và đánh cắp tài sản trí tuệ.
Ông Peter LaMontagne, tổng giám đốc công ty an ninh mạng Novetta Solutions có trụ sở tại Bắc Virginia, người đứng đầu Liên minh Novetta, nhận định: “Các hoạt động của Axiom cho thấy có sự ủng hộ của chính phủ trong việc đánh cắp các bí mật thương mại và tấn công các lực lượng chống đối, các tổ chức đòi dân chủ và các chính phủ. Đây là những hoạt động do thám trên mạng phức tạp nhất chúng tôi phát hiện có nguồn gốc từ Trung Quốc”.
Bác bỏ điều này, trong email gửi đi, người phát ngôn Đại sứ quán Trung Quốc tại Mỹ Geng Shuang cho rằng: “Căn cứ vào các việc đã qua, những cáo buộc kiểu này hoàn toàn vô lý”.
Ông Geng Shuang khẳng định pháp luật Trung Quốc nghiêm cấm tội phạm công nghệ cao và chính phủ Trung Quốc “luôn làm những gì có thể để ngăn chặn các hành động như vậy”.
Cộng thêm với vụ cựu nhân viên tình báo Mỹ tiết lộ thông tin về chương trình do thám của Mỹ năm ngoái, ông Geng Shuang cho rằng “Trung Quốc là một nạn nhân của dạng tấn công kiểu này, theo tiết lộ của Snowden”.
Trong nhiều tuần qua, liên minh chuyên gia an ninh mạng Mỹ Novetta phát hiện phần mềm mã độc của Axiom đã có trên 43.000 máy tính toàn thế giới. Những máy tính này thuộc sở hữu của các cơ quan thực thi pháp luật, cơ quan chính phủ, giới báo chí, các công ty năng lượng và viễn thông, các tổ chức nhân quyền và các nhóm đòi dân chủ.
Nhóm chuyên gia còn nghi ngờ Axiom là đứng sau vụ tấn công mã nguồn của Google và nhằm vào lực lượng chống chính phủ Trung Quốc có sử dụng Gmail năm 2010.
Theo Tuoitre
Related Posts
- Trang mạng của chính phủ Mỹ tại Ohio bị tin tặc ủng hộ IS tấn công27 Jun 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: origin-nyi.thehill.com) Theo THX, truyền thông Mỹ đưa tin ngày 25/6, một vài ...Read more »
- Cảnh báo nguy cơ máy tính bị tấn công mạng khi xem phim có phụ đề26 May 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Hàng triệu người dùng máy tính trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa v...Read more »
- Phát hiện lỗ hổng an ninh mạng đe dọa hàng chục nghìn máy tính26 May 20170
Nhân viên Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc điều tra và ngăn chặn các vụ tấn công mạng ở Seoul n...Read more »
- Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa24 May 20170
Nhân viên theo dõi sự phát tán của mã độc WannaCry tại Cơ quan an ninh mạng Hàn Quốc ở Seoul ngày 1...Read more »
- Hàn Quốc thành lập cơ quan tham vấn chính sách về WannaCry24 May 20170
Theo Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo, Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan tham vấn ch...Read more »
- “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry22 May 20170
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: tacnetsol.com) Sáng 19/5, phần mềm chống mã hóa dữ liệu CMC Crypt...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.