Bài liên quan
Ước tính có khoảng 39% hệ điều hành Microsoft Server đang chạy phiên bản 2003. Việc ngưng hỗ trợ HĐH này sẽ phát sinh nguy cơ bảo mật
Tháng 7 năm sau, Microsoft chính thức ngưng hỗ trợ Windows Server 2003.
Tháng 7 năm sau, Microsoft chính thức ngưng hỗ trợ Windows Server 2003.
Trong nhiều năm qua, nhiều doanh nghiệp vẫn còn gắn chặt với hệ điều hànhWindows XP cho dù Microsoft đã chính thức ngưng hỗ trợ từ hồi tháng 4/2014. Nhưng những vấn đề phát sinh sau khi ngưng hỗ trợ Windows XP có lẽ chẳng đáng gì nếu so với Windows Server 2003 mà Microsoft dự kiến sẽ ngưng hỗ trợ bắt đầu từ thời điểm 14/7/2015.
Người dùng và một số doanh nghiệp hiện vẫn dùng Windows XP, đến nay gặp một loạt sự cố về hoạt động và nguy cơ bảo mật. Trong khi XP là vấn đề chính trong mảng máy tính để bàn cá nhân thì đối với máy chủ Server 2003, việc ngưng hỗ trợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều máy chủ, tác động trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp.
Theo công ty Insight Enterprises, hiện có khoảng 39% máy chủ chạy Microsoft Server đang chạy phiên bản 2003, tương đương với khoảng 24 triệu máy chủ, riêng ở Mỹ chiếm vào khoảng 9,4 triệu máy chủ. Nhiều máy chủ còn chạy cả phiên bản SQL Server hoặc các ứng dụng cơ sở dữ liệu cũ (Microsoft cũng đang có kế hoạch ngưng hỗ trợ SQL Server 2005 vào năm 2016).
Đáng nói là Windows Server 2003 là hệ điều hành máy chủ rất ổn định. Nhưng các tổ chức phải lưu trữ và xử lý các dữ liệu nhạy cảm và quan trọng như hồ sơ bệnh án, dữ liệu thẻ tín dụng... cần phải sử dụng phiên bản hệ điều hành mới hơn nếu không muốn bị rủi ro bảo mật cao. Dĩ nhiên, nâng cấp hệ điều hành phải tốn chi phí.
Đối với nhiều doanh nghiệp, Windows Server 2003 thoái lui vào quá khứ không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội. Đó là cơ hội tiến lên mô hình điện toán đám mây, ảo hoá, SaaS hay IaaS.
Có thể đối với nhiều doanh nghiệp, bỏ Windows Server 2003 thì họ có thể tiến thẳng lên phiên bản Windows Server 2012 R2 cho hệ thống máy chủ vật lý, hoặc có thể chọn Windows Azure trên mây. Server 2012 R2 là phiên bản hiện đại, có nhiều tính năng mới nhưng đồng thời cũng yêu cầu cấu hình hệ thống cao hơn để có thể chạy tốt những khả năng về ảo hoá, xử lý tải nặng...
Các chuyên gia công nghệ cho rằng nếu doanh nghiệp đang có hướng muốn nâng cấp hệ điều hành máy chủ, thì lúc này là thời điểm thích hợp nhất, và có thể thực hiện theo từng bước sau:
Giai đoạn 1: Khai thác và phân tích. Trong bước này, doanh nghiệp cần nắm rõ được chi tiết môi trường vận hành máy chủ để biết được máy chủ nào và ứng dụng nào đang chạy trên phần mềm nào.
Giai đoạn 2: Di dời. Các tổ chức cần có vài lựa chọn để có thể đi theo một hướng duy nhất. Có thể là nâng cấp phần mềm, gồm cả trung tâm dữ liệu cấp doanh nghiệp và giải pháp lại với đám mây vì cách này cho thấy dễ triển khai, ít tốn kém, tập trung nhiều vào ứng dụng và người dùng. Hoặc có thể đi theo hướng nâng cấp phần cứng để có được tính hiệu quả về điện năng hơn với Windows Server 2012. Hoặc có thể theo hướng là chỉ sử dụng điện toán đám mây, là nền tảng linh động cho doanh nghiệp có thể tạo, triển khai và quản lý ứng dụng khắp nơi trong các trung tâm dữ liệu do Microsoft quản lý.
Giai đoạn 3: Giám sát. Cuối cùng, để đảm bảo hệ thống không gặp trục trặc trong quá trình chuyển đổi thì bộ phận CNTT phải giám sát, theo dõi 24 đến 48 giờ liên tục ngay sau khi di dời.
Người dùng và một số doanh nghiệp hiện vẫn dùng Windows XP, đến nay gặp một loạt sự cố về hoạt động và nguy cơ bảo mật. Trong khi XP là vấn đề chính trong mảng máy tính để bàn cá nhân thì đối với máy chủ Server 2003, việc ngưng hỗ trợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiều máy chủ, tác động trực tiếp đến nhiều doanh nghiệp.
Theo công ty Insight Enterprises, hiện có khoảng 39% máy chủ chạy Microsoft Server đang chạy phiên bản 2003, tương đương với khoảng 24 triệu máy chủ, riêng ở Mỹ chiếm vào khoảng 9,4 triệu máy chủ. Nhiều máy chủ còn chạy cả phiên bản SQL Server hoặc các ứng dụng cơ sở dữ liệu cũ (Microsoft cũng đang có kế hoạch ngưng hỗ trợ SQL Server 2005 vào năm 2016).
Đáng nói là Windows Server 2003 là hệ điều hành máy chủ rất ổn định. Nhưng các tổ chức phải lưu trữ và xử lý các dữ liệu nhạy cảm và quan trọng như hồ sơ bệnh án, dữ liệu thẻ tín dụng... cần phải sử dụng phiên bản hệ điều hành mới hơn nếu không muốn bị rủi ro bảo mật cao. Dĩ nhiên, nâng cấp hệ điều hành phải tốn chi phí.
Đối với nhiều doanh nghiệp, Windows Server 2003 thoái lui vào quá khứ không chỉ là thách thức mà còn là cơ hội. Đó là cơ hội tiến lên mô hình điện toán đám mây, ảo hoá, SaaS hay IaaS.
Có thể đối với nhiều doanh nghiệp, bỏ Windows Server 2003 thì họ có thể tiến thẳng lên phiên bản Windows Server 2012 R2 cho hệ thống máy chủ vật lý, hoặc có thể chọn Windows Azure trên mây. Server 2012 R2 là phiên bản hiện đại, có nhiều tính năng mới nhưng đồng thời cũng yêu cầu cấu hình hệ thống cao hơn để có thể chạy tốt những khả năng về ảo hoá, xử lý tải nặng...
Các chuyên gia công nghệ cho rằng nếu doanh nghiệp đang có hướng muốn nâng cấp hệ điều hành máy chủ, thì lúc này là thời điểm thích hợp nhất, và có thể thực hiện theo từng bước sau:
Giai đoạn 1: Khai thác và phân tích. Trong bước này, doanh nghiệp cần nắm rõ được chi tiết môi trường vận hành máy chủ để biết được máy chủ nào và ứng dụng nào đang chạy trên phần mềm nào.
Giai đoạn 2: Di dời. Các tổ chức cần có vài lựa chọn để có thể đi theo một hướng duy nhất. Có thể là nâng cấp phần mềm, gồm cả trung tâm dữ liệu cấp doanh nghiệp và giải pháp lại với đám mây vì cách này cho thấy dễ triển khai, ít tốn kém, tập trung nhiều vào ứng dụng và người dùng. Hoặc có thể đi theo hướng nâng cấp phần cứng để có được tính hiệu quả về điện năng hơn với Windows Server 2012. Hoặc có thể theo hướng là chỉ sử dụng điện toán đám mây, là nền tảng linh động cho doanh nghiệp có thể tạo, triển khai và quản lý ứng dụng khắp nơi trong các trung tâm dữ liệu do Microsoft quản lý.
Giai đoạn 3: Giám sát. Cuối cùng, để đảm bảo hệ thống không gặp trục trặc trong quá trình chuyển đổi thì bộ phận CNTT phải giám sát, theo dõi 24 đến 48 giờ liên tục ngay sau khi di dời.
Theo PCworld
Post a Comment