Bài liên quan

Trên Facebook đã hình thành nhiều hội, nhóm chuyên săn vé máy bay siêu rẻ của VietJetAir khuyến mãi mỗi ngày, không ít các thợ săn vé đã hốt bạc từ nghề book vé siêu rẻ cho người có nhu cầu.

Các chính sách khuyến mãi của VietJetAir đã hình thành lên các chợ săn vé rẻ trên Facebook. Ảnh minh họa; VietJetAir
Sau khi chính thức cất cánh khai thác chuyến bay thương mại đầu tiên vào ngày 24/12/2011, hãng hàng không VietJetAir liên tục tung ra những chương trình khuyến mãi vé rẻ chưa từng có tại Việt Nam. Vé siêu rẻ 3.000 đồng, 99.000 đồng, 2 USD, thậm chí bay miễn phí liên tục được tung ra.
Đặc biệt là từ tháng 7/2014 trở lại đây, VietJetAir áp dụng chương trình "khuyến mãi mỗi ngày", mỗi ngày bán trên kênh online 1.000 vé 9.000 đồng, cho 3 – 4 chặng, áp dụng cho 27 chặng bay trong nước và quốc tế vào giờ vàng khuyến mãi từ 12h đến 14h hàng ngày. Chính sách vé cực rẻ này của VietJetAir đã góp phần hình thành nên những chợ săn vé rẻ trên Facebook, với sự tham gia của hàng chục nghìn thành viên.
Nhóm "Chuyên săn vé máy bay giá siêu rẻ" có gần 6.000 thành viên tham gia, "Hội tìm vé máy bay giá rẻ" có tới hơn 15.000 thành viên, và rất nhiều hội, nhóm khác được lập ra để trao đổi, mua bán vé rẻ của các hãng, trong đó chủ yếu là vé siêu rẻ của VietJetAir. Tại các chợ săn vé trên Facebook, rất nhiều các tay săn vé chuyên nghiệp rao nhận book vé rẻ 9.000 đồng của VietJetAir cho những ai có nhu cầu. Và nhiều người đã thường xuyên book vé siêu rẻ qua giao dịch trên các chợ săn vé này. Ngay cả trang fanpage chính thức của VietJetAir cũng trở thành một chợ mua bán, săn vé rẻ cực kỳ sôi động với hơn 500.000 thành viên theo dõi.
Với mức vé khuyến mãi 9.000 đồng, cộng cả thuế và lệ phí, chặng nội địa giá vé chính thức khoảng 180.000 đồng, các thợ săn vé thường lấy thêm công book vé nữa, giá mà người mua phải trả dao động từ 250.000 đồng cho đến 400.000 đồng/vé/lượt. Nếu ai có nhu cầu thì inbox thông tin cho thợ săn vé về khoảng thời gian mình muốn đi, khi book được vé, thợ săn vé sẽ thông báo và nhận tiền qua tài khoản, sau đó gửi mã vé (code) cho khách hàng.
Có thể nói, chợ săn vé rẻ hoạt động cực kỳ sôi động vào khung giờ vàng khuyến mãi của VietJetAir. Mọi người vào trao đổi thông tin, đưa ra các mức giá vé khuyến mãi, chia sẻ kinh nghiệm săn vé. Kết thúc giờ vàng là các thợ săn khoe những tấm vé săn được trong nhóm. Những người không phải là thợ săn vé, tự book được vé cho mình và người thân cũng hỉ hả không kém khi khoe những tấm vé máy bay có giá rẻ hơn đi... xe khách.
Nhiều thợ săn vé cừ khôi ngày nào cũng up lên chiến lợi phẩm của mình. Từ đó có thể thấy, nghề săn vé rẻ cũng đem lại một thu nhập cho nhiều người. Hoài Thương (chủ một đại lý vé máy bay ở Vũng Tàu) hầu như ngày nào cũng khoe vài mã vé rẻ mà cô book được trên trang cá nhân của mình. Với số tiền thu của khách từ 350.000 đồng – 400.000 đồng/vé, tính ra thu nhập của cô từ nghề săn vé rẻ cũng kha khá.
Hoài Thương cho ICTnews biết, cô có rất nhiều khách hàng quen, hầu như ngày nào cũng có khách đặt, chủ yếu là khách quen và bạn bè trên Facebook. Làm nghề này rất vui, săn được vé rẻ nhiều khách hàng còn thưởng thêm tiền, hoặc đi về rồi còn mang quà tới tận nhà tặng
Tuy nhiên, nghề săn vé rẻ cũng gặp rủi ro không ít. Do vé yêu cầu phải thanh toán ngay bằng thẻ ngân hàng, không được đổi tên khách. Do đó, rủi ro dễ gặp nhất là đặt vé rồi, khách lại không đi nữa thế là phải tìm rao bán lại vé cho người trùng tên, điều này vô cùng khó khăn. Và nếu không gặp người trùng tên muốn mua lại vé, thì thợ săn vé phải chịu mất khoản tiền đã ứng ra để thanh toán vé. Rất nhiều thợ săn vé up thông tin cho tặng hoặc nhượng lại vé cho người trùng tên, nhưng rất hiếm có phản hồi của người mua vé từ các status này.
Rủi ro nữa là đặt vé rồi, gửi code cho khách đi nhưng khách không chịu trả tiền, đòi mãi không được có khi chịu mất. Hoài Thương chia sẻ: "Hồi đầu tháng 8, cô đặt vé cho một cặp vợ chồng đi du lịch Đà Nẵng, họ lấy vé đi về cả tháng rồi vẫn chưa chuyển trả tiền. Thậm chí người vợ chặn luôn Facebook của cô, còn điện thoại thì gọi mãi không thưa máy. Coi như chịu mất". Tuy số tiền bị mất cũng chỉ dưới 1 triệu đồng, những trường hợp bị xù nợ như thế tuy không nhiều nhưng thường xảy ra với các thợ săn vé.
Thợ săn vé có nick Vé máy bay, cũng up lên status cực kỳ bực bội về việc bị khách hàng không chịu trả tiền. Và cô khuyến cáo các đồng nghiệp cần yêu cầu người đặt vé phải chuyển trước tiền mua vé, nếu không mua được thợ săn vé sẽ chuyển lại tiền, để tránh rủi ro.
Trang fanpage của VietJetAir cũng trở thành một chợ mua bán vé rẻ.
Không hiếm những lời phàn nàn của thợ săn vé VietJetAir
Theo ICTNews

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X