Bài liên quan
Thiết bị IoT đang bước vào kỷ nguyên mới với nhiều sản phẩm, nhưng thiếu thống nhất về giao thức kết nối. Vấn đề sẽ được giải quyết bằng HĐH mới mbed của ARM.
Hãng sản xuất vi xử lý ARM Holdings cho biết họ dự định triển khai hệ điều hành năng lượng thấp dùng để quản lý các thiết bị kết nối web và thiết bị sử dụng chip 32-bit Cortex-M. Hệ điều hành được gọi là mbed OS, được dùng để giải quyết vấn đề năng suất phát sinh từ sự phân mảnh, nơi mà các thiết bị khác nhau của "Internet of Things" hoạt động lộn xộn với nhiều giao thức khác nhau. ARM tìm cách làm ổn định các thiết bị bằng lớp phần mềm đơn giản, miễn phí dành cho các nhà sản xuất thiết bị.
Trong vài năm qua, ARM đã có sự thúc đẩy để phát triển thêm công nghệ thiết kế cho các sản phẩm IoT. Trong một cuộc khảo sát của Pew, đầu năm 2013 thì có 83% người được hỏi đều cho rằng lai của IoT sẽ giúp cải thiện cuộc sống của họ. Gartner, công ty nghiên cứu công nghệ cao, gần đây dự đoán rằng đến năm 2020 sẽ có 26 tỷ thiết bị kết nối Internet tăng gần 30 lần so với năm 2009.
Tìm kiếm nền tảng kết nối các giao thức IoT hiện nay đang là mối quan tâm hàng đầu của các nhà sản xuất.
Hệ điều hành mbed hỗ trợ một số tiêu chuẩn kết nối, bao gồm Wi-Fi, Bluethooth Smart, Thread, và một phiên bản phụ 6-GHz của 6LoWPAN. OS này cũng hỗ trợ nhiều tiêu chuẩn di động, bao gồm cả 3G và LTE. Đồng thời, ARM sẽ ra mắt phần mềm máy chủ mbed. Hãng cho biết sẽ cho phép người sử dụng thu thập và phân tích dữ liệu thu thập được từ các thiết bị IoT.
Hệ điều hành này được thiết kế với tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và tuổi thọ pin. ARM tuyên bố sẽ chỉ mất 256 KB bộ nhớ, so với một vài GB so với các OS của Smartphone. Hãng hy vọng các nhà phát triển sẽ sử dụng để tạo ra các thiết bị mbed với thời lượng pin tính bằng năm.
Các thành phần của hệ điều hành sẽ sử dụng mã nguồn mở, mặc dù ARM nói rằng họ muốn nắm quyền kiểm soát để đảm bảo mbed không bị phân mảng. Một nghiên cứu gần đây EETimes cho thấy hệ thống trong nhà và tùy chỉnh thiết kế cho các thiết bị IoT không có nhiều đột phá. Mã nguồn mở đã sử dụng chạy trong 36% của các hệ điều hành nhúng và được dự báo sẽ tiếp tục tăng, với Android và FreeRTOS. ARM dường như cố gắng cân bằng những lợi thế của tính linh hoạt với sự kiểm soát độc quyền, nhưng vẫn còn có khá nhiều điểm chưa rõ ràng.
Đã có một số nhà sản xuất thiết bị lớn chắc chắn không sử dụng hệ điều hành mbed này. GE sử dụng phần mềm Predix ở hầu hết các sản phẩm IoT của hãng và Samsung đang đầu tư rất nhiều vào cách sử dụng Tizen cho sản phẩm gia đình. Còn Nest Labs đang chạy trên một phần mềm độc quyền dựa trên Linux, mặc dù tương lai sẽ chuyển sang Android sớm.
Tuy nhiên, điều đó không làm giảm đi sự nhiệt tình đến từ các công ty khác được nêu ra. ARM sẽ ra mắt hệ điều hành để các nhà sản xuất phần cứng và các nhà phát triển khác vào cuối năm 2014 này, và cho biết đã có 25 công ty đăng ký, bao gồm Ericsson, Freescale, IBM, NXP, và Zebra. Các thiết bị đầu tiên sử dụng hệ điều hành mbed dự kiến đến năm 2015 sẽ có mặt trên thị trường.
Theo PCWorld
Post a Comment