Bài liên quan
Việc Facebook hợp tác với các hãng bảo mật sẽ giúp trang mạng xã hội này bảo vệ người dùng tốt hơn trước "mê cung" dẫn vào nhiều trang web độc hại cũng như phần mềm nguy hiểm.
Quảng cáo trực tuyến đã trở thành một công cụ marketing quan trọng giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ đối mặt với các rủi ro đến từ virus, spyware, trojan horse và một số mã độc khác (gọi chung là malware).
Về cơ bản, malware có khả năng tự lây nhiễm qua nhiều phương thức khác nhau, có thể từ những thứ tưởng chừng vô hại như một tin nhắn rác, cũng có thể gây nguy hại đến các tập tin và máy tính của người dùng hay việc dùng chung mật khẩu để truy cập vào nhiều website khác nhau và cho cả giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Nhiều chuyên gia bảo mật gần đây đã lên tiếng cảnh báo tình trạng máy tính của người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bị tấn công, đánh cắp thông tin nhạy cảm như tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng trong khi các doanh nghiệp lớn lại là đối tượng tấn công của gián điệp công nghiệp.
Nguy hiểm hơn nữa là một số malware có khả năng ẩn mình như một tập tin vô hại để qua mặt phần mềm bảo mật. Các loại malware này thường chờ đợi một lượng nhất định số lần nhấn chuột trước khi tự kích hoạt và bắt đầu hành động xâm nhập hệ thống.
Sau khi lây nhiễm thành công và chiếm quyền kiểm soát, malware có thể sử dụng máy tính người dùng để phát tán thư rác, gửi email lừa đảo, trở thành một phần của botnet để tấn công từ chối dịch vụ - DDoS vào một mục tiêu nào đó hoặc thậm chí trở thành công cụ "đào Bitcoin".
Trong những năm gần đây, Facebook đã xây dựng hệ thống bảo mật với khả năng chủ động nhận diện thư rác và lọc những nội dung đáng ngờ do thiết bị nhiễm malware đăng tải.
Bên cạnh đó, Facebook cũng hợp tác với Microsoft, McAfee, TrendMicro, Sophos và Symantec phát triển công cụ chống malware miễn phí cho người dùng.
Ngoài ra, 5 đối tác bảo mật nói trên cũng đồng ý chia sẻ với Facebook cơ sở dữ liệu các URL nằm trong danh sách đen (URL blacklist database) nhằm xác định các dường dẫn (link) có khả năng gây hại, giảm sự lây nhiễm thông qua việc hướng dẫn người dùng đưa ra các chọn lựa đúng đắn với đầy đủ thông tin liên quan.
Hiện Trend Micro cung cấp cho Facebook công cụ Smart Network Protection dựa trên công nghệ bảo mật đám mây để ngăn chặn đường dẫn đến website độc hại, phần mềm nguy hiểm và những cuộc tấn công mạng. Smart Network Protection sẽ thu thập thông tin về những mối đe dọa mới xuất hiện từ khắp nơi trên thế giới và cập nhật danh sách nhận dạng trước khi chúng có thể lây nhiễm máy tính hoặc thiết bị di động của người dùng.
Quảng cáo trực tuyến đã trở thành một công cụ marketing quan trọng giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường. Tuy nhiên điều này cũng đồng nghĩa với việc thông tin, dữ liệu của doanh nghiệp sẽ đối mặt với các rủi ro đến từ virus, spyware, trojan horse và một số mã độc khác (gọi chung là malware).
Về cơ bản, malware có khả năng tự lây nhiễm qua nhiều phương thức khác nhau, có thể từ những thứ tưởng chừng vô hại như một tin nhắn rác, cũng có thể gây nguy hại đến các tập tin và máy tính của người dùng hay việc dùng chung mật khẩu để truy cập vào nhiều website khác nhau và cho cả giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Nhiều chuyên gia bảo mật gần đây đã lên tiếng cảnh báo tình trạng máy tính của người dùng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ bị tấn công, đánh cắp thông tin nhạy cảm như tài khoản cá nhân, thẻ tín dụng trong khi các doanh nghiệp lớn lại là đối tượng tấn công của gián điệp công nghiệp.
Nguy hiểm hơn nữa là một số malware có khả năng ẩn mình như một tập tin vô hại để qua mặt phần mềm bảo mật. Các loại malware này thường chờ đợi một lượng nhất định số lần nhấn chuột trước khi tự kích hoạt và bắt đầu hành động xâm nhập hệ thống.
Sau khi lây nhiễm thành công và chiếm quyền kiểm soát, malware có thể sử dụng máy tính người dùng để phát tán thư rác, gửi email lừa đảo, trở thành một phần của botnet để tấn công từ chối dịch vụ - DDoS vào một mục tiêu nào đó hoặc thậm chí trở thành công cụ "đào Bitcoin".
Nguyên lý hoạt động của giải pháp Trend Micro Smart Network Protection.
Trong những năm gần đây, Facebook đã xây dựng hệ thống bảo mật với khả năng chủ động nhận diện thư rác và lọc những nội dung đáng ngờ do thiết bị nhiễm malware đăng tải.
Bên cạnh đó, Facebook cũng hợp tác với Microsoft, McAfee, TrendMicro, Sophos và Symantec phát triển công cụ chống malware miễn phí cho người dùng.
Ngoài ra, 5 đối tác bảo mật nói trên cũng đồng ý chia sẻ với Facebook cơ sở dữ liệu các URL nằm trong danh sách đen (URL blacklist database) nhằm xác định các dường dẫn (link) có khả năng gây hại, giảm sự lây nhiễm thông qua việc hướng dẫn người dùng đưa ra các chọn lựa đúng đắn với đầy đủ thông tin liên quan.
F-Secure cung cấp ứng dụng ShareSafe cho người dùng Facebook.
Hiện Trend Micro cung cấp cho Facebook công cụ Smart Network Protection dựa trên công nghệ bảo mật đám mây để ngăn chặn đường dẫn đến website độc hại, phần mềm nguy hiểm và những cuộc tấn công mạng. Smart Network Protection sẽ thu thập thông tin về những mối đe dọa mới xuất hiện từ khắp nơi trên thế giới và cập nhật danh sách nhận dạng trước khi chúng có thể lây nhiễm máy tính hoặc thiết bị di động của người dùng.
Theo PCWorld
Post a Comment