Ảnh minh họa |
Bài liên quan
Dùng ứng dụng chứa các đoạn phim khiêu dâm để lôi kéo người dùng điện thoại, khi người dùng cài vào điện thoại di động, hệ thống sẽ tự động trừ tiền từ tài khoản thuê bao.
Đó là thủ đoạn của nhóm nghi phạm gồm Đinh Trung Kiên (23 tuổi, trú tại Từ Liêm, Hà Nội) và Trần Minh Nam (21 tuổi, trú tại Mê Linh, Hà Nội) vừa bị Đội thương mại điện tử, Phòng cảnh sát phòng chống tội phạm công nghệ cao (PC50), Công an Hà Nội bắt giữ.
Nạn nhân bị trừ tiền mà không hay biết
Chỉ trong hơn 5 tháng hoạt động, nhóm nghi phạm này đã chiếm đoạt của các nạn nhân khoảng 300 triệu đồng.
Cơ quan công an đã làm rõ hai nghi phạm này cùng nhau thành lập Công ty Cổ phần Có Ngay, trụ sở đặt tại quận Cầu Giấy, Hà Nội, chuyên phân phối khoảng 200 ứng dụng, trong đó có ứng dụng “XVideos”.
Các ứng dụng này được phân phối qua trang web hoptac... và được thêm các đoạn mã để ngầm trừ tiền người sử dụng.
Ứng dụng có tên gọi “Xvideo” hoạt động dưới hình thức kho chia sẻ ứng dụng có nguồn gốc không rõ ràng, ứng dụng này chứa các đoạn phim có tính chất khiêu dâm để lôi kéo người dùng điện thoại, khi người dùng cài vào điện thoại di động, hệ thống sẽ tự động trừ tiền từ tài khoản thuê bao.
Mỗi khách hàng khi click vào ứng dụng này, ứng dụng sẽ tự động trừ 15.000đ mà không có bất cứ cảnh báo nào.
Trong trường hợp không đủ tiền trong tài khoản, ứng dụng sẽ trừ theo số tiền còn lại lần lượt ở mức 10 nghìn đồng và sau đó là 5 nghìn đồng.
Theo đó, các nạn nhân khi tải phần mềm đều bị trừ tiền mà không hay biết.
Tổng số tiền hai nghi phạm này chiếm đoạt trong vòng 5 tháng gần 300 triệu đồng.
Cẩn thận kẻo gặp ứng dụng giả mạo
Theo Trung tá Ngô Minh Quang, Đội trưởng đội thương mại điện tử, PC50 Hà Nội cho biết, ứng dụng dành cho điện thoại thông minh tiềm ẩn nhiều nguy cơ nếu người dùng chưa có ý thức bảo vệ thông tin, danh tính và tài sản của mình đúng cách.
Nhất là khi chợ ứng dụng ngày càng phát triển ồ ạt, số lượng ứng dụng mới và hay ra đời ngày càng nhiều, người dùng càng dễ đưa điện thoại của mình vào nguy hiểm.
Nếu chẳng may download nhầm một ứng dụng có chứa virus hay mã độc bên trong về điện thoại thì người dùng đã vô tình tạo điều kiện cho mã độc này len lỏi vào hệ hành điện thoại để đánh cắp dữ liệu lưu trữ, phá hỏng bộ nhớ hoặc tự động thực hiện cuộc gọi hay gửi tin nhắn đến những đầu số tính phí cao.
Do đó, trước khi cài đặt một ứng dụng, người dùng nên tìm hiểu kĩ về ứng dụng trước khi cài đặt, người dùng cần tìm hiểu xem ứng dụng trên có xuất xứ rõ ràng hay không bởi hiện nay nhiều ứng dụng giả mạo các ứng dụng tốt, nếu không chú ý thông tin nhà sản xuất thì rất dễ bị nhầm lẫn.
Theo Tuoitre
Related Posts
- Trang mạng của chính phủ Mỹ tại Ohio bị tin tặc ủng hộ IS tấn công27 Jun 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: origin-nyi.thehill.com) Theo THX, truyền thông Mỹ đưa tin ngày 25/6, một vài ...Read more »
- Cảnh báo nguy cơ máy tính bị tấn công mạng khi xem phim có phụ đề26 May 20170
Ảnh minh họa. (Nguồn: AP) Hàng triệu người dùng máy tính trên thế giới đang đứng trước mối đe dọa v...Read more »
- Phát hiện lỗ hổng an ninh mạng đe dọa hàng chục nghìn máy tính26 May 20170
Nhân viên Cơ quan An ninh và Internet Hàn Quốc điều tra và ngăn chặn các vụ tấn công mạng ở Seoul n...Read more »
- Chuyên gia Australia: Triều Tiên tấn công mạng đáng sợ hơn tên lửa24 May 20170
Nhân viên theo dõi sự phát tán của mã độc WannaCry tại Cơ quan an ninh mạng Hàn Quốc ở Seoul ngày 1...Read more »
- Hàn Quốc thành lập cơ quan tham vấn chính sách về WannaCry24 May 20170
Theo Yonhap, Chính phủ Hàn Quốc ngày 23/5 thông báo, Hàn Quốc đã thành lập một cơ quan tham vấn ch...Read more »
- “Thuốc đặc trị” cho biến thể của virus tống tiền WannaCry22 May 20170
Ảnh chỉ có tính minh họa. (Nguồn: tacnetsol.com) Sáng 19/5, phần mềm chống mã hóa dữ liệu CMC Crypt...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.