Bài liên quan

 Sử dụng các công cụ trực tuyến để tạo infographic chưa bao giờ dễ dàng hơn. 5 công cụ sau đều chứa các thư viện hình ảnh, biểu đồ, phông chữ và các mẫu khác nhau, giúp bạn tạo ra một infographic đơn giản.

Các nhà thiết kế infographic chuyên nghiệp thường dựa vào một chương trình phần mềm đồ họa để tạo ra các thiết kế infographic. Ưu điểm của các chương trình phần mềm đồ họa đó chính là tất cả các biểu tượng, biểu đồ, hình ảnh, minh họa, và dữ liệu trực quan đang được coi là các đối tượng riêng biệt có thể dễ dàng di chuyển, thay đổi kích cỡ, đặt chồng lên nhau hoặc xoay ngang, dọc.
Sử dụng các công cụ trực tuyến để tạo infographic chưa bao giờ dễ dàng hơn. Trong những năm gần đây, một số công cụ trực tuyến đã xuất hiện cho phép bạn tạo các nội dung trực quan đẹp mắt. Những công cụ này là những ứng dụng đồ họa vector chạy trong trình duyệt internet, có thể thay thế cho một ứng dụng chuyên nghiệp, đắt tiền như Adobe Illustrator. 5 công cụ sau đều chứa các thư viện hình ảnh, biểu đồ, phông chữ và các mẫu khác nhau. Tất nhiên, không một công cụ nào trong số này có đầy đủ tính năng của một ứng dụng tạo infographic chuyên nghiệp, nhưng chúng có thể hữu ích để bạn tạo ra một infographic đơn giản.
1. Visme (visme.co)

Visme cho phép bạn tạo ra các bài thuyết trình tương tác, infographic và nội dung hấp dẫn khác. Với hàng tấn mẫu, và thư viện khổng lồ chứa các hình dạng và biểu tượng miễn phí để lựa chọn, Visme giúp bạn tạo ra nội dung hình ảnh ngay lập tức.
Các mẫu infographic trong Visme có thiết kế đơn giản và đẹp mắt. Nếu bạn muốn, bạn có thể chỉnh sửa văn bản, ​​chèn thiết kế của riêng bạn, và xuất bản infographic.
Một trong những lợi ích lớn nhất của dịch vụ này là thay đổi tỷ lệ phần trăm trong sơ đồ. Tất cả những gì bạn phải làm là click vào các biểu tượng mà bạn muốn thay đổi, nhập một số mới, và biểu đồ sẽ tự động thay đổi, phản ánh theo đúng các thông tin mới nhập.
Ưu điểm:
Tạo ra infographic, bài trình bày, hình ảnh động, biểu ngữ quảng cáo, và bố trí tùy chỉnh.
Chèn và chỉnh sửa biểu đồ trực tiếp bằng cách thay đổi các giá trị dữ liệu.
Thư viện biểu tượng và hình ảnh phong phú.
Nhúng video YouTube trực tiếp vào thiết kế.
Nhược điểm:
Phiên bản miễn phí khá hạn chế.
Infographic chứa cả logo Visme.
Truy cập hạn chế đến các biểu đồ và các công cụ infographic.
Vẫn còn một vài lỗi.
2) Canva (canva.com)

Canva vừa tổ chức kỷ niệm 1 năm vào tháng trước. Canva có rất nhiều tùy chọn, dù bạn đang thực hiện infographic cho một dự án trong công việc, hay cho cá nhân, hoặc truyền thông xã hội, bạn đều có thể chọn được mẫu infographic của riêng mình. Với các kích thước mẫu đã có sẵn, bạn có thể tập trung chú ý vào việc tạo ra các thiết kế đẹp trong chỉ vài giây.
Ưu điểm:
Có đoạn giới thiệu ngắn gọn, dễ hiểu trước khi bắt đầu làm infographic.
Đầy đủ bản mẫu cho các dạng infographic kiểu truyền thông xã hội, blog, bài thuyết trình, áp phích, danh thiếp, giấy mời….
Dễ dàng và trực quan.
Thư viện hình ảnh phong phú lựa chọn.
Nhược điểm:
Không thể chỉnh sửa các biểu đồ. Bạn cần phải nhập dữ liệu đúng như hình ảnh.
Phải trả tiền cho các tài khoản hình ảnh khác nhau, thay vì trả phí theo dạng thuê bao hàng tháng.
3) Easel.ly (www.easel.ly)

Easel.ly là một chương trình tuyệt vời, nhưng lại không có phần hướng dẫn sử dụng, và thiếu một số tính năng. Easel.ly tập trung chủ yếu vào thiết kế infographic, trong khi các chương trình khác cung cấp rất nhiều lựa chọn infographic dành cho nhiều mục đích khác nhau. Vì thế, nếu bạn chỉ cần thiết kế một infographic, chương trình này sẽ rất tốt.
Ưu điểm:
Miễn phí.
Bố trí thiết kế cơ bản, dễ hiểu.
Tính năng biểu đồ mới cho phép chỉnh sửa một số biểu đồ trong thiết kế của bạn.
Tải dễ dàng các phiên bản JPG và PDF.
Nhược điểm:
Không có nhiều lựa chọn chủ đề.
Thư viện hình ảnh khá ít ỏi.
4) Piktochart (piktochart.com)

Piktochart là một trong những chương trình tốt nhất trong danh sách 5 công cụ tạo infographic này. Tất cả các thông tin bạn cần đều được cung cấp trong phần giới thiệu cách dùng. Chương trình rất dễ sử dụng, cung cấp hàng tấn lựa chọn trong việc xây dựng và chỉnh sửa infographic, bằng các công cụ đồ họa đơn giản. Piktochart đã phân loại các biểu tượng, thay đổi kích thước khung hình, sơ đồ thiết kế điều khiển, và các bản đồ tương tác để sử dụng.
Giao diện người dùng trực quan chính là điểm vượt trội của Piktochart. Tất cả các công cụ cần thiết để sáng tạo đã được xếp đặt một cách thông minh, giúp bạn làm "nhà thiết kế" dễ dàng hơn rất nhiều.
Một trong những điểm thú vị nhất của chương trình này là có bản xem trước các infographic linh hoạt cho các mục đích khác nhau. Cho dù bạn đang tạo infographic cho lớp học, văn phòng, trang web, hoặc thiết lập infographic truyền thông xã hội - Piktochart đều đứng đầu về cách sử dụng hiệu quả.
Ưu điểm:
Chủ đề và các mẫu thiết kế chất lượng tốt.
Trực quan, cho phép bạn chỉnh sửa bất cứ gì và tất cả mọi thứ một cách dễ dàng.
Tạo infographics, báo cáo, biểu ngữ và thuyết trình.
Nhúng video từ Youtube và Vimeo trong thiết kế của bạn.
Nhược điểm:
Các mẫu infographic miễn phí chỉ có lựa chọn giới hạn. Nếu muốn sử dụng các mẫu chất lượng cao bạn phải lập tải khoản trả phí (tài khoản Pro).
Mức phí 29 USD/tháng được xem là mức giá thuê bao khá cao.
5) Infogr.am (infogr.am)

Infogr.am có các biểu đồ tốt nhất. Để minh họa dữ liệu, có hơn 30 loại biểu đồ khác nhau để lựa chọn, từ biểu độ dạng bong bóng đến biểu đồ hình cây.
Chỉnh sửa dữ liệu rất dễ dàng thực hiện trong phần bảng tính tích hợp sẵn của Infogr.am, hoặc bạn có thể nhập các file XLS, XLXS và CSV. Khi infographic của bạn đã được chỉnh sửa và thiết kế đẹp, bạn có thể lưu vào máy tính dưới dạng file PNG hoặc PDF.
Ưu điểm:
Khả năng tạo và chỉnh sửa biểu đồ rất tốt bằng cách thay đổi dữ liệu
Tích hợp sẵn bảng tính, có thể nhập các file XLS, XLXS và CSV
Biểu đồ có sẵn rất đa dạng.
Nhúng video từ Youtube và Vimeo vào thiết kế của bạn.
Nhược điểm:
Chỉ tạo được infographic và biểu đồ.
Thư viện mẫu infographic khá nhỏ.
Không có thư viện hình ảnh, bạn phải tự tải hình ảnh lên.
Mất phí.
Theo ICTNews

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X