Bài liên quan
Toshiba đã tiến hành thử nghiệm trên thực tế ứng dụng hệ thống mã khóa điện tử bảo mật được đánh giá là “không thể bẻ gãy về lý thuyết.”
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển Toshiba, thông tin mã hóa lượng tử bao gồm thông tin đã được xử lý mã hóa và khóa giải sẽ được chuyển tải thông qua một “quang” cực nhỏ trên cáp quang.
Nếu có người thứ ba đánh cắp thông tin, sẽ dẫn tới sự biến đổi của quang và chìa khóa giải mã khóa sẽ bị hủy và không thể đọc được thông tin đã mã hóa. Ngoài ra, các hành vi tiếp cận dữ liệu bất chính sẽ bị khẳng định 100% nhờ nguyên lý lượng tử.
Thí nghiệm được thực hiện trên đường dây thông tin bình thường. Lần đầu tiên trên thế giới, kỹ thuật mã hóa lượng tử được thực hiện gửi từ nhiều địa điểm tới một địa điểm được thực hiện thành công.
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển Toshiba, cho đến trước khi thí nghiệm được thực hiện, việc chuyển phát thông tin mã hóa lượng tử chỉ được thực hiện theo phương thức 1 địa điểm gửi và 1 địa điểm nhận, việc đa dạng hóa nguồn gửi và nguồn nhận rất khó về mặt kỹ thuật kiểm soát quang.
Trước đó, Toshiba đã hợp tác với Đại học Cambrid (Anh) và tập đoàn thông tin BT của Anh nhằm đưa vào ứng dụng thực tế công nghệ mới này. Tuy nhiên, các thí nghiệm mới chỉ dừng lại ở đường dây thông tin dành riêng cho nghiên cứu.
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển Toshiba, với thành công trong thí nghiệm trên đường dây thông thường, việc ứng dụng này được đưa vào sử dụng trong môi trường intơnét là rất khả quan. Theo kế hoạch, ứng dụng bảo mật này có thể sẽ được giới thiệu sử dụng đại trừ từ năm 2019.
Hiện nay, tại Nhật Bản, ngoài Toshiba, một số tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin như NTT, Mitsubishi... cũng đang nghiên cứu phát triển công nghệ mã hóa lượng tử./.
Trước đó, Toshiba đã hợp tác với Đại học Cambrid (Anh) và tập đoàn thông tin BT của Anh nhằm đưa vào ứng dụng thực tế công nghệ mới này. Tuy nhiên, các thí nghiệm mới chỉ dừng lại ở đường dây thông tin dành riêng cho nghiên cứu.
Theo Trung tâm nghiên cứu phát triển Toshiba, với thành công trong thí nghiệm trên đường dây thông thường, việc ứng dụng này được đưa vào sử dụng trong môi trường intơnét là rất khả quan. Theo kế hoạch, ứng dụng bảo mật này có thể sẽ được giới thiệu sử dụng đại trừ từ năm 2019.
Hiện nay, tại Nhật Bản, ngoài Toshiba, một số tập đoàn hàng đầu về công nghệ thông tin như NTT, Mitsubishi... cũng đang nghiên cứu phát triển công nghệ mã hóa lượng tử./.
Theo Vietnamplus
Post a Comment