Bài liên quan
Hãy thử những cách làm sau đây để tiếp thêm sức sống cho chiếc smartphone Android đang ngày càng chậm chạp của bạn.
1. Xóa cache của ứng dụng
Nếu có thói quen cài đặt và dùng nhiều ứng dụng trên smartphone bạn cũng cần lưu ý rằng mỗi ứng dụng luôn cần một không gian lưu trữ đệm và sẽ chiếm một nguồn tài nguyên của hệ thống để quản lý chúng. Để xóa cache của một ứng dụng trên smartphone android, bạn cơ bản chỉ cần vào mục Settings, chọn đúng ứng dụng cần dọn dẹp rồi chọn clear cache là xong.


Tuy nhiên, nếu sở hữu nhiều ứng dụng, và không muốn mất thời gian cho việc xóa cache của từng ứng dụng một, bạn có thể dùng Cache Cleaner tải về từ kho ứng dụng trực tuyến Google Play. Với ứng dụng này, bạn chỉ cần một chạm là có thể xóa mọi dữ liệu được cache từ hầu hết các ứng dụng mà không cần phải root máy. Ngoài ra, bạn cũng có thể cài đặt xóa cache của ứng dụng theo một lịch trình tự động khá dễ dàng.
2. Xóa bớt các ứng dụng không dùng đến
Smartphone Android ngày nay đa phần được cài đặt sẵn (stock) khá nhiều ứng dụng trước khi đến tay người dùng. Một số các ứng dụng stock này có thể có ích, nhưng cũng có khi bạn không cần dùng đến. Nếu may mắn, bạn có thể tháo các ứng dụng không cần thiết khỏi hệ thống mà không cần phải root máy. Song, nếu không thể gỡ bỏ hoàn toàn, bạn có thể disable các ứng dụng được cài đặt sẵn trên máy để tiết kiệm tài nguyên hệ thống và không gian bộ nhớ. Để khóa một ứng dụng không cần thiết trên Android, bạn vào Settings > App, sau đó chọn mở đúng tên ứng dụng không dùng đến và chọn mục disable.
3. Dùng một launcher mới
Mỗi smartphone Android đều được cài đặt sẵn một ứng dụng launcher để kiểm soát toàn bộ desktop, màn hình khóa, menu ứng dụng và nhiều thành phần của giao diện đồ họa. Những launcher được cài đặt sẵn này thường được tùy biến khá nhiều và có thể là một thành phần gây hao tốn tài nguyên của thiết bị Android mà bạn đang dùng.


Dĩ nhiên, bạn có thể thay thế launcher mặc định này bằng một launcher của bên thứ 3 khác như NovaApex hay Lightning Launcher eXtreme vốn đơn giản và “nhẹ” hơn nhiều. Các launcher của bên thứ 3 thường được tối giản khá nhiều thành phần gây tốn bộ nhớ cũng như tài nguyên hệ thống nên sẽ mang đến những trải nghiệm điều hướng nhanh hơn. Việc cài đặt một launcher thay thế thực sự đơn giản. Một khi hoàn tất công đoạn cài đặt, bạn có thể chọn launcher được cài đặt thêm này làm giao diện mặc định.
4. Xóa bớt shortcut và widget
Trên Android, shortcut ứng dụng và các widget là những thành phần chiếm dụng nhiều không gian bộ nhớ của hệ thống. Vì vậy, càng ít các shortcut/ widget được đặt trên màn hình, chiếc smartphone của bạn càng hoạt động mượt mà hơn. Nếu cảm thấy chiếc smartphone yêu thích của mình ngày càng chậm chạp, bạn có thể xóa bớt các shortcut/widget khỏi các giao diện màn hình của thiết bị.


5. Quản lý sử dụng dữ liệu của ứng dụng chạy nền
Trừ khi có những tùy chỉnh trong hệ thống, tất cả các ứng dụng trên Android đều có khuynh hướng kết nối với Internet để cập nhật dữ liệu; và điều này không chỉ gây hao pin mà còn ngốn không ít tài nguyên hệ thống của bạn. Vì vậy, để vừa tiết kiệm pin, vừa giúp Android hoạt động mượt mà hơn, bạn nên chọn cách cập nhật ứng dụng một cách thủ công và chỉ chọn thiết lập cập nhật tự động cho một vài ứng dụng nhất định.
Nguồn: Betanews

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X