Bài liên quan
Yo đơn giản chỉ là cái buzz, và giá trị của nó mang lại chưa thể định được. Nhưng chính cái "ngốc nghếch" và đơn giản của nó, như trò chơi Flappy Bird, đã giúp nó thành công.




Chỉ có vài ứng dụng vừa phổ biến, vừa đối lập như Yo. Nhiều người gọi Yo là ứng dụng ngu ngốc nhất trên đời. Thậm chí, khi nó lần đầu tiên được gửi lên App Store, Apple trả về ngay mà không cân nhắc gì nhiều vì nó thiếu thành phần. Những tác giả tạo ra Yo cũng không thoải mái gì khi họ công bố nó ra vì họ không đặt tên cho công ty phần mềm trên ứng dụng đó.

Về chức năng, Yo cực kỳ đơn giản và chỉ có 1 tính năng duy nhất, cho người dùng gửi một từ duy nhất: "Yo" đến bạn bè của mình có cài ứng dụng này.

Nhưng dù vậy, mới đây, Yo nhận được 1,5 triệu USD tiền gây quỹ, khiến giá trị của nó hiện nằm trong tầm từ 5 triệu USD đến 10 triệu USD. Hai tác giả đồng phát triển Yo là Or Arbel và Moshe Hogeg nói rằng họ được tài trợ nhiều hơn số tiền trên nữa. Đến nay, Yo có đến 2 triệu lượt tải về, và có đến khoảng 50.000 người dùng thường xuyên, gửi đến hơn 4 triệu tin nhắn Yo. Nếu Yo là ứng dụng mang tính mới lạ thì nó là ứng dụng thành công nhất trong lịch sử.

Và đây là chìa khóa quan trọng để Yo đạt được thành công khi gây quỹ hỗ trợ và nó khác với hiệu ứng bong bóng xảy ra ở thung lũng Silicon hồi thập niên 1990: Yo là ứng dụng mà mọi người đều hiểu sai về nó. Nó không phải là ứng dụng tin nhắn, nó cũng không phải là ứng dụng mạng xã hội, đó là những gì mà ông Arbel nhấn mạnh. Thậm chí nó cũng không phải là nơi để "Yo" với bạn bè, mặc dù những người dùng ban đầu cho rằng họ dùng nó để cho bạn bè biết được rằng họ đang nghĩ về nhau.

Ông Arbel cho rằng Yo là một giao thức truyền thông. Các giao thức truyền thông khác có thể bạn từng nghe như là tin nhắn, email và Twitter.

Và thật khó để nói với dân công nghệ rằng Yo, hoặc dịch vụ Yo, sẽ nối dõi Twitter, thậm chí nó còn lớn hơn Twitter.

Đây là lý do giải thích tại sao: Yo cho bất kỳ ai, doanh nghiệp hoặc dịch vụ web nào trực tiếp truy cập đến tính năng thông báo trên điện thoại. Mỗi khi chúng ta liếc nhìn vào điện thoại thì có những thông báo trên màn hình khóa, và chúng cũng ngắt chúng ta khi ta đang làm gì đó với chiếc điện thoại của mình. Thông báo trên màn hình là tính năng rất giá trị đối với toàn bộ thế giới truyền thông, vì bạn thử hình dung xe một người sử dụng điện thoại thông minh bao lâu thì liếc nhìn chiếc điện thoại của mình một lần.

Nhưng đừng vội, vì từ "Yo" chỉ là một từ đơn, chẳng có nghĩa gì, được một người dùng Yo nào đó, chỉ có thông tin về người gửi và thời gian gửi. Hiện nay chỉ là như vậy. Nhưng phiên bản Yo tiếp theo dự kiến xuất hiện trong vài tuần tới sẽ có thêm vài cải tiến để biến Yo thành một nền tảng nhắn tin đúng nghĩa, có thể giống với Twitter hoặc WhatsApp nhưng đơn giản hơn, có thể tạo ra một loại công cụ mới nào đó.
Có thể Yo phiên bản tiếp theo ngoài chữ "Yo", nó còn cho người dùng gửi một đường link. Và dịch vụ sắp đến sẽ cho bất kỳ người dùng nào đều có thể kết nối đến một bản tin RSS để giới viết blog, website và các công ty truyền thông có thể gửi tin nhắn thông báo đến người theo dõi, trong đó gồm có đường link, cho dù người dùng có tải ứng dụng tương ứng về hay không. Sắp tới, bạn đừng ngạc nhiên khi thấy có thêm một nút kiểu như "Subscribe via Yo" bên cạnh các bài viết, cùng chung nhóm với nút chia sẻ Facebook, Twitter.

Ông Arbel cho rằng những cải tiến khác có trên phiên bản sắp tới của Yo sẽ là ảnh profile cho người dùng và tùy chọn người theo dõi có thể xem được tên thật của tổ chức hoặc cá nhân thay vì chỉ là username như hiện nay.

Thậm chí Yo còn có được một cửa hàng ứng dụng, là nơi có các dịch vụ tích hợp với Yo. Hiện thời, các dịch vụ dựa trên Yo có thể kể đến như dịch vụ cho bạn biết liệu chiếc xe đạp công cộng có sẵn ở trạm hay không, do Citibike thiết kế ở thành phố Manhattan, Mỹ. Một nhà phát triển khác đưa ra ý tưởng biến Yo thành một phần trong hệ thống bảo mật đăng nhập, xác thực người dùng dựa trên 2 yếu tố hoặc trên thiết bị, như người dùng có thể "Yo" từ điện thoại đến máy tính xách tay của mình để đăng nhập máy.

Hoặc bạn có thể tưởng tượng bạn sẽ nhận được tin nhắn "Yo" nếu bàn trong nhà hàng còn trống hoặc "Yo" cho bạn nếu bạn là người kế tiếp đợi gặp bác sỹ. Người dân Israel có thể nhận được "Yo" khi sắp có bom dội xuống.

Chắc chắn là bjan có thể nhận được thông báo như vậy với tin nhắn thông thường nhưng nhiều ngowif không muốn đưa số điện thoại của mình cho ai khác. Cũng vậy, hầu hết nhà mạng di động đều tính phí nhắn tin SMS nên những ứng dụng tin nhắn miễn phí như của WhatsApp rất dễ phổ biến trong cộng đồng.

Một thách thức mà Yo phải đối mặt là vì ứng dụng gốc quá đơn giản, dễ viết mã nên nhiều lần nó bị sao chép và có nhiều phiên bản trên App Store của Apple. Yo cũng có phiên bản cho Android, Windows Phone và thậm chí có cả cho Fire Phone mới toanh của Amazon.

Câu hỏi đặt ra cho hai nhà sáng lập ra Yo là liệu Yo có thể tạo ra một thành tựu nào đó để lớn để có thể huy động được vốn, nhất là họ là người đầu tiên tạo ra một ứng dụng quá đơn giản, quá "ngốc" mà trước giờ không ai nghĩ ra.

Nhờ vào cái "ngốc" và đơn giản đó mà ứng dụng này được nhiều người biết đến và có thể gây quỹ được, đó là chưa kể đến hiệu ứng truyền thông. Yo đã thu hút được sự chú ý của người dùng để có thể huy động được vốn. Trước đây, Twitter từng bị chê là ý tưởng quá đơn giản nên không thể thành công được, và khiến nhiều đối thủ cạnh tranh không mấy để tâm. Nhưng bất ngờ là Twitter đã thu hút được lượng người dùng rất lớn, đó chính là giá trị thực của bất kỳ ứng dụng nào đang hướng tới khả năng kết nối con người và dịch vụ.

Đội ngũ Yo hiện có 10 nhân sự toàn thời gian và bán thời gian, và họ đang tuyển thêm nhà phát triển khác. Trong những cuộc thi tin học (hackathon), họ kêu gọi người dùng đề xuất những tính năng mới cho giao thức Yo, kiểu như chia sẻ thông tin xe đạp hay xác thực người dùng như ví dụ bên trên.

Càng nghĩ về Yo, có lẽ chúng ta càng có cơ sở rằng một điều gì đó tưởng chừng ngốc nghếch lại sẽ trở thành "cái đinh" trong cuộc sống hiện đại. Từ "Yo" sẽ xuất hiện trong màn hình khóa của thiết bị di động người dùng, kèm một tiếng bíp dễ thương nào đó. Tại sao không là một từ khác, thay vì "Yo"? Ông Arbel giải thích "Yo là phù hợp, vì chẳng còn từ nào khác thích hợp hơn nó."

Theo PCWorld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X