Bài liên quan
Các nhà phân tích dự đoán số lượng doanh nghiệp áp dụng công nghệ Internet of Things (IoT) sẽ tiếp tục tăng trưởng trong vài năm tới.
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây của công ty PricewaterhouseCoopers (PwC), các doanh nghiệp ngày nay đã dần dần chấp nhận và đưa vào áp dụng công nghệ IoT trong hoạt động hàng ngày của họ, chẳng hạn như đầu tư các bộ cảm biến để thu thập dữ liệu sau đó truyền cho bộ phận phân tích hay cảnh báo qua mạng không dây.
IoT không chỉ liên quan đến phần cứng (từ các thiết bị nhỏ cho đến các thiết bị mạng không dây) mà còn có sự can thiệp của phần mềm. Tuy nhiên, trong công nghệ này thì các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Công nghệ IoT dự kiến sẽ được áp dụng cho hàng tỷ thiết bị cũng như ứng dụng, từ những chiếc tủ lạnh cho đến không gian đậu xe hay các ngôi nhà cũng sẽ trở nên thông minh hơn trong tương lai.
PwC dự đoán trong năm nay sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp đầu tư các bộ cảm biến IoT, tăng lên từ mức 17% của năm ngoái. Cuộc khảo sát của PwC được thực hiện dựa trên phản hồi từ khoảng 1.500 viên chức điều hành của các công ty. 14% số người tham gia khảo sát cho biết các bộ cảm biến là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp của họ trong vòng từ 3-5 năm tới.
Khái niệm IoT có một phạm vi rất rộng và đang được áp dụng cho nhiều dự án thú vị. Ví dụ, các nhà nghiên cứu của hãng AT&T đã phát triển một loại "hành lý thông minh" với chip LTE và GPS, có thể giúp những chiếc túi được theo dõi mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại thông minh và máy tính bảng. Thành phố San Jose, bang California của Mỹ, đang lắp đặt một mạng lưới các cảm biến để theo dõi lưu lượng giao thông, cảnh báo ô nhiễm tiếng ồn và không khí.
Các bộ cảm biến rất quan trọng để cung cấp giải pháp Doanh nghiệp thông minh (BI) cho khách hàng, bởi vì dữ liệu thu thập được sẽ giúp họ hoạt động tốt hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn, thích hợp với các lĩnh vực như quản lý kinh doanh, chuỗi cung ứng hay trải nghiệm khách hàng. Các bộ cảm biến chủ yếu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng và khai thác mỏ để phát hiện nồng độ carbon monoxit trong an toàn lao động.
Việc sử dụng các bộ cảm biến cũng đang được áp dụng nhiều hơn trong các công ty điện lực và tiện ích, nơi mà các bộ đo điện thông minh được dùng để theo dõi thói quen sử dụng của người dùng và báo cáo lại cho doanh nghiệp để họ có thể giám sát xu hướng sử dụng và điều chỉnh việc cung cấp điện.
Công nghệ IoT cũng sẽ được sử dụng trong xe hơi tự lái hay dùng để hỗ trợ an toàn cho người lái. Trong ngành bán lẻ, các bộ cảm biến IoT sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu cho chuỗi cung ứng và cung cấp cho các phân tích dự đoán. Theo khảo sát của PwC, các bộ cảm biến ít được sử dụng trong lĩnh vực tài chính nhất. Ngành này hiện đang dùng công nghệ viễn tin để truyền dữ liệu đến các bộ phận yêu cầu.
Theo kết quả một cuộc khảo sát gần đây của công ty PricewaterhouseCoopers (PwC), các doanh nghiệp ngày nay đã dần dần chấp nhận và đưa vào áp dụng công nghệ IoT trong hoạt động hàng ngày của họ, chẳng hạn như đầu tư các bộ cảm biến để thu thập dữ liệu sau đó truyền cho bộ phận phân tích hay cảnh báo qua mạng không dây.
IoT không chỉ liên quan đến phần cứng (từ các thiết bị nhỏ cho đến các thiết bị mạng không dây) mà còn có sự can thiệp của phần mềm. Tuy nhiên, trong công nghệ này thì các bộ cảm biến là những yếu tố quan trọng để trích xuất dữ liệu từ các đối tượng và từ môi trường. Công nghệ IoT dự kiến sẽ được áp dụng cho hàng tỷ thiết bị cũng như ứng dụng, từ những chiếc tủ lạnh cho đến không gian đậu xe hay các ngôi nhà cũng sẽ trở nên thông minh hơn trong tương lai.
PwC dự đoán trong năm nay sẽ có khoảng 20% doanh nghiệp đầu tư các bộ cảm biến IoT, tăng lên từ mức 17% của năm ngoái. Cuộc khảo sát của PwC được thực hiện dựa trên phản hồi từ khoảng 1.500 viên chức điều hành của các công ty. 14% số người tham gia khảo sát cho biết các bộ cảm biến là chiến lược quan trọng hàng đầu đối với doanh nghiệp của họ trong vòng từ 3-5 năm tới.
Khái niệm IoT có một phạm vi rất rộng và đang được áp dụng cho nhiều dự án thú vị. Ví dụ, các nhà nghiên cứu của hãng AT&T đã phát triển một loại "hành lý thông minh" với chip LTE và GPS, có thể giúp những chiếc túi được theo dõi mọi lúc mọi nơi thông qua điện thoại thông minh và máy tính bảng. Thành phố San Jose, bang California của Mỹ, đang lắp đặt một mạng lưới các cảm biến để theo dõi lưu lượng giao thông, cảnh báo ô nhiễm tiếng ồn và không khí.
Các bộ cảm biến rất quan trọng để cung cấp giải pháp Doanh nghiệp thông minh (BI) cho khách hàng, bởi vì dữ liệu thu thập được sẽ giúp họ hoạt động tốt hơn, đưa ra quyết định nhanh hơn, thích hợp với các lĩnh vực như quản lý kinh doanh, chuỗi cung ứng hay trải nghiệm khách hàng. Các bộ cảm biến chủ yếu được sử dụng nhiều nhất trong lĩnh vực năng lượng và khai thác mỏ để phát hiện nồng độ carbon monoxit trong an toàn lao động.
Việc sử dụng các bộ cảm biến cũng đang được áp dụng nhiều hơn trong các công ty điện lực và tiện ích, nơi mà các bộ đo điện thông minh được dùng để theo dõi thói quen sử dụng của người dùng và báo cáo lại cho doanh nghiệp để họ có thể giám sát xu hướng sử dụng và điều chỉnh việc cung cấp điện.
Công nghệ IoT cũng sẽ được sử dụng trong xe hơi tự lái hay dùng để hỗ trợ an toàn cho người lái. Trong ngành bán lẻ, các bộ cảm biến IoT sẽ được sử dụng để thu thập dữ liệu cho chuỗi cung ứng và cung cấp cho các phân tích dự đoán. Theo khảo sát của PwC, các bộ cảm biến ít được sử dụng trong lĩnh vực tài chính nhất. Ngành này hiện đang dùng công nghệ viễn tin để truyền dữ liệu đến các bộ phận yêu cầu.
Theo PCWorld
Post a Comment