Bài liên quan
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?

Chắc hẳn các bạn sinh viên năm nay chuẩn bị nhập trường, ai cũng muốn sắm cho mình 1 chiếc máy tính để bàn (hay còn gọi là desktop) hoặc máy tính xách tay (laptop). Nhưng sau một hồi tìm hiểu thì không quyết định được là nên mua cái nào? Trong bài viết này, GenK sẽ giúp bạn lựa chọn dựa trên nhu cầu của bản thân, khả năng tài chính, phục vụ cho cả học tập và giải trí.
1. Ưu điểm và nhược điểm của Desktop và Laptop
Ưu điểm đầu tiên của Laptop so với Desktop hẳn là ai cũng biết, đó là Laptop có khả năng cơ động vượt trội. Bạn có thể mang đi chỗ này, chỗ kia mà vẫn có thể làm việc thoải mái như đang dùng desktop tại nhà. Bù lại, với khả năng di chuyển như thế thì nhiều tiện ích sẽ bị cắt giảm. Bàn phím sẽ phải bé lại, cảm giác gõ kém hơn, nhưng không đáng kể. Thao tác điều khiển con trỏ cũng khó khăn hơn, một số laptop cũng hỗ trợ thêm track point trên bàn phím để hỗ trợ tốt hơn cho thao tác này nhưng vẫn không thể thay thế được chuột máy tính truyền thống. Chưa kể đến có nhiều laptop sẽ cắt giảm hẳn dãy phím số bên phải do diện tích không đủ.
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?
Bàn phím của Lenovo W530, có trackpoint ở trung tâm bàn phím nhưng thiếu hoàn toàn cụm phím số

Laptop mỏng, nhỏ và nhẹ hơn desktop rất nhiều, đây là ưu điểm cũng như lại là nhược điểm chết người của laptop hiện nay. Do yêu cầu phải mỏng nhẹ để có khả năng mang vác nên các linh kiện đều được hàn chết lên 1 bo mạch chủ duy nhất, điều này dẫn đến việc nếu có hỏng hóc thì sẽ rất khó sửa chữa và thay thế. Khả năng nâng cấp cũng rất hạn chế, đa số các laptop có thể nâng cấp RAM hoặc HDD, một số ít có thể thay thế cả VGA và CPU nhưng tất cả chỉ dừng lại có thế. Thứ hai là vấn đề nhiệt độ, ngay cả đến bây giờ sau khi chiếc laptop đầu tiên ra đời khá lâu, người ta vẫn chưa tìm được cách giải quyết triệt để cho vấn đề này. Nhiệt độ cao cũng gây ảnh hưởng đến độ bền linh kiện bên trong, giảm tuổi thọ chung của laptop. Tất nhiên là không phải laptop kém bền, ngày nay các laptop được tùy chỉnh và cải tiến rất nhiều thứ, khiến máy không quá nóng khi hoạt động ở công suất cao. Một số laptop tản nhiệt hiệu quả đến mức bạn không thể cảm nhận được là máy có nóng lên hay không. Tuổi thọ của laptop giờ đây cũng ngang ngửa với 1 máy tính để bàn, tất nhiên là không tính tới trường hợp bạn liên tục làm rơi nó.
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?
Macbook Air dẫn đầu trào lưu laptop siêu mỏng

Như vậy là laptop có tất cả mọi thứ đều tốt hơn desktop? Đấy là khi bạn chưa tính tới vấn đề tài chính thôi. Với cùng 1 cấu hình tương đương nhau, giá của desktop đều rẻ hơn laptop. Các nhược điểm của laptop đều được desktop khắc phục gần như triệt để. Khả năng thay thế và nâng cấp không hạn chế, hoạt động mát mẻ hơn, cho hiệu năng mạnh mẽ hơn. Desktop cũng cho bạn thứ mà laptop hiện không thể làm được - không gian làm việc rộng và thoải mái. Không thể lúc nào bạn cũng có thể gò người nhìn vào cái màn hình laptop với chữ hiển thị bé tí được, rất khó chịu và gò bó. Đôi lúc bạn cần máy làm việc hết công suất trong thời gian dài và liên tục, rất ít laptop đảm bảo được điều này, laptop sẽ trở nên quá nóng và các cơ chế an toàn sẽ được bật lên, hiệu năng giảm đi 1 cách tồi tệ, đó là chưa kể trường hợp đen đủi nhất là nó tắt ngúm đi giữa chừng khi công việc của bạn còn dang dở.
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?

2. Chọn cái nào đây?
Giờ thì bạn đã biết sơ qua ưu nhược điểm của từng loại, vậy chọn cái nào đây? Trước hết bạn cần phải biết mình cần gì và số tiền đầu tư là bao nhiêu?
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?

Bạn ở xa, lên thành phố trọ học, kinh tế không quá khó khăn, thường xuyên phải di chuyển thì lựa chọn chắc chắn ở đây sẽ là Laptop. Không thể nào bạn có thể mang vác được cả một bộ máy tính để bàn từ thành phố về nhà vài lần 1 năm được, quá vất vả và cồng kềnh, nếu bạn để nó nằm 1 chỗ thì ai sẽ là người đảm bảo khi bạn quay lại sẽ không mất mát thứ gì? Không thể đoán trước được lúc nào cái máy bàn thân yêu bạn mua bằng tiền của ba mẹ sẽ không cánh mà bay sau 1 lần bất cẩn. Để sử dụng laptop 1 cách thoải mái bạn chỉ cần 1 chiếc bàn gấp nhỏ, nhưng để có thể đặt được 1 bộ máy tính để bàn, phải cần đến 1 chiếc bàn và diện tích đủ lớn. Hiện nay với chỉ trên dưới 10 triệu đồng, bạn có thể mua được một chiếc laptop cấu hình rất khá với màn hình độ phân giải HD, core i3, RAM 4GB, HDD 500GB cùng với thời lượng pin vài tiếng cho các hoạt động cơ bản. Cấu hình này hoàn toàn đủ cho hầu hết mọi ngành học, trừ một số ngành học đặc thù đòi hỏi máy tính có cấu hình cao.
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?

Nếu bạn có khả năng tài chính tốt, có nơi ở cố định, chúng tôi vẫn khuyên bạn nên chọn laptop hơn. Laptop hiện nay có rất nhiều loại, phục vụ cho từng nhu cầu chuyên biệt. Có thể phân ra như sau: laptop phổ thông với giá thành vừa phải phục vụ cho nhu cầu làm việc và giải trí cơ bản cùng với giá thành rẻ. Một số laptop thuộc loại này hiện nay cũng có thiết kế và cấu hình rất khá, như AsusX451- CA, có giá hơn 8 triệu đồng nhưng sở hữu Core i3, RAM 4GB, màn hình 14 inch và HDD 500GB cùng thiết kế khá ổn.
Laptop và Desktop? Lựa chọn nào cho sinh viên?

Laptop Multimedia - phục vụ cho các nhu cầu giải trí đa phương tiện, thường có cấu hình khá tốt, màn hình hiển thị đẹp, các tính năng như loa ngoài, webcam đi kèm thường có chất lượng rất tốt, loại này có giá cao hơn kha khá so với các laptop phổ thông bình dân.
Asus N56 với màn hình full HD và cấu hình khá mạnh
Asus N56 với màn hình full HD và cấu hình khá mạnh

Loại thứ 3 là laptop business, chủ yếu phục vụ cho nhu cầu làm việc nơi văn phòng công sở, trường học. Loại này thường có thiết kế không quá cồng kềnh, cấu hình khá cao và điểm khác biệt so với 2 loại kể trên là chúng sở hữu thiết kế thanh lịch, chắc chắn, chất lượng hoàn thiện thường rất tốt, chất lượng cấu thành bền bỉ hơn.
Asus BU400
Asus BU400

Loại thứ 4 là Workstation, đúng như tên gọi, đây là loại laptop chuyên phục vụ cho các công việc đồ họa, với cấu hình cực khủng và độ bền thuộc hàng trâu bò nhất trong giới laptop. Và tất nhiên là giá cũng rất cao.
Dell M6700 chuyên dụng cho đồ họa
Dell M6700 chuyên dụng cho đồ họa

Loại cuối cùng là Gaming, phục vụ cho nhu cầu chơi game theo như tên gọi, laptop loại này thường khá cồng kềnh và có thiết kế bắt mắt cùng cấu hình cực mạnh. Loại này có khả năng nâng cấp rất tốt, bạn có thể thay thế từ CPU, VGA, HDD, RAM khá dễ dàng (tùy loại).
Alienware M18x với cấu hình cực mạnh và ngoại hình bắt mắt
Alienware M18x với cấu hình cực mạnh và ngoại hình bắt mắt

Tất nhiên là bạn hoàn toàn có thể dùng laptop phổ thông để chơi game và làm đồ họa, chứ không cứ phải đầu tư thật nhiều tiền vào laptop Workstation. Tùy vào việc bạn xác định mình sẽ dùng laptop vào việc gì, khả năng tài chính đến đâu mà sẽ chọn cho mình loại laptop phù hợp. GenK sẽ đưa đến các bạn bài tư vấn lựa chọn laptop tốt nhất theo từng mức giá và công năng.
Vậy thì desktop là đồ bỏ? Không, trong thời đại ngày nay, desktop vẫn có chỗ đứng của riêng mình. Không phải bỏ ra số tiền quá lớn, bạn vẫn có thể sở hữu 1 bộ desktop có cấu hình mạnh tương đương với laptop có giá đắt hơn rất nhiều. Khi dùng desktop, bạn được đảm bảo khả năng hoạt động bền bỉ, 1 không gian làm việc rộng rãi thoải mái. Nếu muốn mua desktop, chúng tôi khuyên bạn nên đến trực tiếp các siêu thị máy tính, tự mình lựa chọn linh kiện cấu thành, bạn sẽ có một máy tính với cấu hình tốt hơn kha khá so với máy bộ lắp ráp sẵn. Nếu không có kiến thức về phần cứng, bạn hoàn toàn có thể nhờ nhân viên tại đó tư vấn. Tuy nhiên việc này sẽ tốn 1 chút thời gian của bạn. Nếu thích kiểu mì ăn liền, bạn có thể mua trực tiếp máy bộ - loại máy được lắp ráp và cài đặt sẵn. Loại này thì cũng chia thành các loại giống như Genk đã phân ra với laptop ở phần trên với công năng sử dụng tương tự. Nhớ chọn hãng có tên tuổi để được đảm bảo tốt nhất về chất lượng và bảo hành. Chúng tôi cũng có rất nhiều bài viết hướng dẫn xây dựng cấu hình máy tính mà bạn có thể dễ dàng tìm thấy trên GenK.
Một case máy tính với các linh kiện tùy chọn
Một case máy tính với các linh kiện tùy chọn

Kết luận: Dựa theo những gì GenK đã phân tích và tư vấn ở trên, các bạn hãy xem xét nhu cầu của bản thân và ngành học trong tương lai của mình cũng như khả năng tài chính để lựa chọn cho mình phương án đúng đắn nhất nhé.
Theo Genk

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X