Bài liên quan
Gần như tất cả các dòng smartphone được phát hành ra thị trường đều có mức độ phát xạ không gây nguy hiểm. Tuy vậy, ngay cả các nhà sản xuất tên tuổi cũng có thể tung ra các mẫu điện thoại có mức độ phát xạ khá cao.
Trong suốt 20 năm đánh giá điện thoại di động, các biên tập viên của CNET đã luôn đo đạc và lưu trữ chỉ số SAR của các dòng điện thoại. SAR (tốc độ hấp thụ tối đa) là chỉ số cho biết mức độ hấp thụ năng lượng của cơ thể con người khi tiếp xúc với từ trường của sóng vô tuyến (hoặc các loại năng lượng khác, ví dụ như siêu âm).
Tất cả các mẫu điện thoại được liệt kê dưới đây đều có mức SAR chưa gây nguy hiểm, dựa theo tiêu chuẩn của Cơ quan Viễn thông Liên bang FCC (Mỹ). Để được chứng nhận của FCC, tất cả các sản phẩm đều phải có chỉ số SAR dưới 1,6 watt/kg. Bởi vậy, tất cả 20 mẫu điện thoại trong bài viết này đều không gây nguy hiểm. Theo khẳng định của CNET, một chiếc điện thoại có chỉ số SAR cao chưa chắc đã gây nguy hiểm hơn một chiếc điện thoại có chỉ số SAR thấp.
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn đọc về chỉ số SAR cụ thể của các dòng smartphone phổ biến đang có mặt trên thị trường, được sản xuất bởi các công ty tên tuổi đã qua đánh giá của FCC. Trong khi một số nhà khoa học khẳng định điện thoại di động có thể gây ung thư, phần lớn các nhà khoa học khác đều không đồng ý với quan điểm này. Các nghiên cứu về tác hại của sóng năng lượng từ điện thoại di động vẫn được tiếp tục tiến hành.
Mức độ SAR được CNET ghi nhận là mức SAR tối đa khi đặt điện thoại cạnh tai người nghe. Do một chiếc điện thoại có thể sử dụng nhiều loại sóng khác nhau, kết quả thu được trên cùng một mẫu smartphone có thể sẽ có sai số.
Sau đây là bảng xếp hạng của CNET:
1. Motorola Droid Maxx
SAR: 1,54
2. Motorola Droid Ultra
SAR: 1,54
3. Motorola Moto E
SAR: 1,5
4. Alcatel One Touch Evolve
SAR: 1,49
5. Huawei Vitria
SAR: 1,49
6. Kyocera Hydro Edge
SAR: 1,48
7. Kyocera Kona
SAR: 1,45
8. Kyocera Hydro XTRM
SAR: 1,44
9. Nokia Asha 503
SAR: 1,43
10. BlackBerry Z30
SAR: 1,41
11. ZTE Source
SAR: 1,41
12. ZTE Warp 4G
SAR: 1,41
13. Nokia Lumia 925
SAR: 1,4
14. Nokia Lumia 928
SAR: 1,4
15. Kyocera Hydro Elite
SAR: 1,39
16. T-Mobile Prism 2
SAR: 1,38
17. Sprint Vital
SAR: 1,38
18. Huawei Pal
SAR: 1,33
19. Sprint Force
SAR: 1,37
20. Kyocera Hydro Plus
SAR: 1,33
Như bạn đọc có thể nhận thấy, bảng xếp hạng có sự góp mặt rất đáng chú ý của Motorola. Trong số các sản phẩm Motorola có chỉ số phát xạ cao nhất, Moto E là một sản phẩm được xách tay khá nhiều về Việt Nam. Nokia cũng có tới 3 sản phẩm trong bảng xếp hạng của CNET. Chiếc Lumia 925 khá được ưa chuộng tại Việt Nam đứng ở vị trí thứ 13, trong khi chiếc điện thoại phổ thông Nokia Asha 503 và chiếc Lumia 928 được xách tay khá nhiều về Việt Nam cũng có mặt trong top 20 điện thoại di động có chỉ số bức xạ cao nhất.
Tuy vậy, có lẽ người dùng của hãng Kyocera, một hãng điện thoại Hàn Quốc chuyên về các sản phẩm smartphone siêu bền/chống chọi thời tiết sẽ phải lo ngại nhất. Kyocera chiếm gần một nửa bảng xếp hạng của CNET, trong khi các nhà sản xuất đình đám của Trung Quốc như Huawei và ZTE cũng có mặt. BlackBerry chỉ có duy nhất dòng đầu bảng Z30 được đề cập trong danh sách này.
Cần phải nhắc lại rằng bạn không cần phải quá lo lắng nếu như chiếc điện thoại bạn đang sử dụng có trong top 20 điện thoại phát xạ nhiều nhất của CNET. Tuy vậy, bảng xếp hạng này sẽ là một nguồn tham chiếu để bạn có thể tự đưa ra quyết định mua sắm dựa theo quan điểm và suy nghĩ của mình.
Lê Hoàng
Theo CNET/Vnreview
Post a Comment