Bài liên quan
Cũng giống như trường hợp Vista, bộ phận nghiên cứu của Microsoft sẽ phải nỗ lực xử lý những vấn đề của Windows 8 trong phiên bản hệ điều hành kế tiếp.
Muốn biết tương lai của Windows 8, hãy xem cách Microsoft đã đối xử như thế nào với phiên bản Windows Vista ra mắt năm 2007 và nhanh chóng bị chỉ trích khiến hệ điều hành này trở thành một “thảm họa” không bao giờ khôi phục được danh tiếng.
Đây không phải là điều bất thường trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tất cả các công ty đều giả vờ “mất trí nhớ” đến độ ngạc nhiên, ngay cả khi những gì họ muốn quên – hay quan trọng hơn là những gì họ muốn khách hàng quên – đã từng có lúc được công bố rầm rộ. Hãng xe hơi Ford đã xếp nhãn hiệu xe Edsel vào hồ sơ “không được nhắc đến”. Coca-Cola cũng có hành động tương tự với nhãn hiệu nước giải khát New Coke được giới thiệu hồi năm 1985. Apple đã xóa dòng máy tính Perform và mạng xã hội âm nhạc Ping ra khỏi bộ nhớ của họ. Và IBM phải khó khăn lắm mới thú nhận là từng biết đến mẫu máy tính PCjr hay OS/2. Có thể nói, những gì sáng chói luôn là của năm tới, chứ không phải của năm trước.
Trong những tháng chờ phát hành Windows 7, một phiên bản cực kỳ thành công tiếp nối Vista, Microsoft hầu như không dùng đến từ “Vista” trong những thông cáo báo chí cũng như các tuyến thông tin chính thức khác của hãng với giới truyền thông, các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng.
Windows Vista, một sản phẩm phần mềm được coi là "thảm họa" đối với Microsoft cách đây gần 8 năm.
Trong suốt khoảng thời gian 10 tháng trước lúc Windows 7 được chính thức phát hành vào tháng 10/2009, Microsoft chỉ dùng từ “Vista” trong một tiêu đề thông cáo báo chí và trong câu giới thiệu theo sau tiêu đề đó. Trong cùng thời gian đó, Microsoft đã dùng cụm từ “Windows 7” đến 16 lần. Tương tự như thế, ba năm sau, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2012 khi chờ phát hành phiên bản Windows 8, Microsoft đã nhắc đến từ “Windows 7” trong 6 tiêu đề hay tóm tắt thông cáo báo chí và dùng “Windows 8” tổng cộng 14 lần.
Khi Microsoft chuẩn bị cho phiên bản kế tiếp của Windows, vốn được giới theo dõi Windows từ lâu gọi là “Threshold” hay Windows 9, hãng đã nhắc đến từ “Windows 8” trong các tiêu đề hay tóm tắt thông cáo báo chí chỉ 6 lần kể từ đầu năm 2014 đến nay. Trong suốt năm 2013, Microsoft đã nói đến phiên bản này 16 lần. Rõ ràng là hãng phần mềm này đã bắt đầu bớt nói dần về Windows 8.
Trong một tuyên bố về mục tiêu doanh nghiệp hôm 10/7 vừa qua, CEO Satya Nadella cho rằng hệ điều hành Windows sẽ không còn quan trọng nữa. Không nói đến một phiên bản cụ thể của Windows, ông chỉ dùng “Windows” mà không nói về “Windows Phone” hay “Windows Server”, chỉ xếp Windows vào hàng thứ yếu trong chiến lược mới của ông. Windows 8 cũng không xuất hiện trong các bài diễn văn của Nadella và các quan chức lãnh đạo khác của Microsoft trong tuần lễ tiếp theo tại hội nghị đối tác thế giới Worldwide Partners Conference của hãng.
Trong báo cáo thu nhập hồi tuần trước, ông Nadella đã nhắc “Windows 8.1” chỉ 2 lần, đều dùng thì quá khứ. Khi nói về quá trình làm mới nhằm xoa dịu người dùng doanh nghiệp, ông chỉ nói một cách đơn giản, “Hồi tháng 4/2014, chúng tôi đã phát hành một phiên bản cập nhật cho Windows 8.1”.
Điều này chẳng ngạc nhiên tí nào. Microsoft không chỉ công nhận là hãng có thị phần của tất cả các loại thiết bị điện toán (bao gồm smartphone, máy tính bảng, máy tính cá nhân) hiện giờ chỉ chiếm khoảng 14%, một tỷ lệ rất khác xa với thời kỳ hầu như độc quyền của họ hồi trước năm 2010, mà còn chắc hẳn biết rằng Windows 8 chỉ chiếm thị phần khiêm tốn ngay trong lĩnh vực máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Windows 8 chắc hẳn có số lượng tiêu thụ cao hơn Windows Vista khoảng 31% theo tính toán dựa trên các cột mốc doanh số đã được công bố, sau đó chuyển thành doanh số hàng tháng cho 16 tháng đầu của Windows 8 và 19 tháng đầu của Vista. Nhưng Windows 8 đã thua xa phiên bản Windows 7 trước đó, vốn có doanh số cao hơn 113% tính theo doanh số hàng tháng cho 15 tháng đầu.
Con số ước tính của hãng phân tích Net Applications cho biết có sự chênh lệch giữa Windows 7 và Windows 8. Khi đánh giá cả hai hệ điều hành này vào cùng các thời điểm trong lịch trình hậu phát hành của từng phiên bản, Windows 7 luôn chiếm hơn hai lần tổng thị phần người dùng Windows đã kích hoạt của Windows 8. Windows 8 đã có tổng tỷ lệ thị phần người dùng Windows nói chung nhiều hơn Windows Vista, nhưng không nhiều lắm. Quả thật, trong tháng trước, Windows 8 có tỷ lệ hơn Vista thấp nhất từ trước đến giờ, chỉ 0,2%.
Windows 8 với giao diện thiết kế hiện đại, hoàn toàn mới so với phiên bản Windows 7 trước đó nhưng không thành công như mong đợi.
Để nhẹ nhàng đưa Windows 8 vào quá khứ, Microsoft có thể sẽ ít ầm ỹ về bản cập nhật cuối cùng của phiên bản này, dự kiến phát hành vào ngày 12/8/2014 tới đây. Bản nâng cấp này, có thể là “Windows 8.1 Update 2”, sẽ được phát hành với ít phô trương và ít thay đổi rõ ràng, chắc chắn sẽ không có trình đơn Start thay đổi như Microsoft đã trình diễn vào mùa xuân năm nay tại hội nghị các nhà phát triển Microsoft Build 2014. Tất cả những cập nhật đó cùng với các tính năng khác nhằm phục hồi trọng tâm vào chuột và bàn phím có thể sẽ có trong Threshold. Điều đó cũng cho phép Microsoft có thể mạnh miệng tuyên bố chia tay dứt khoát với phiên bản tiền nhiệm.
Thay vì đả kích Windows 8, mà hãng xem như đã chết, Microsoft sẽ quảng cáo một sản phẩm mới cho khách hàng Windows của họ. Để được như thế, Microsoft có thể diễn lại vở kịch hậu Vista nhưng theo một cách hoàn toàn mới. Sau Vista, hãng không tiếp tục đặt tên theo quy ước định danh của họ trước đây (“XP” và “Vista” cho hai bản liên tiếp), và thay vào đó là sử dụng số “Windows 7”. Động thái thông minh lần này sẽ là không sử dụng số nữa, do bị thất bại sau Windows 8, và tách biệt Threshold khỏi hệ điều hành tiền nhiệm bằng cách dùng một từ để đặt tên. “Windows Threshold” nghe có vẻ không hấp dẫn lắm, nhưng Microsoft có vô số nhân viên tiếp thị sáng tạo sẽ nghĩ ra một cái gì đó.
Và cũng từ kinh nghiệm của Vista, Microsoft có thể cho rằng Windows 8 sẽ không bị vô nghĩa nếu Threshold là một cố gắng tốt hơn đáp ứng những gì khách hàng muốn, nhất là khi người dùng chấp nhận nâng cấp và thay đổi thiết bị. Windows 7 hầu như thành công là do khách hàng từ bỏ Vista hay không dùng phiên bản XP cũ hơn mà họ đã cố bám lấy vì thận trọng không tin tưởng Vista. Vista đã mất 30% thị phần người dùng sau khi Windows 7 được phát hành. Windows XP chỉ mất 15% thị phần trong cùng thời gian 12 tháng.
Windows 8 (bao gồm cả bản cập nhật Windows 8.1) sẽ ngừng tăng thị phần ở mức khoảng 16-16,5% của tất cả các hệ điều hành máy tính cá nhân vào khoảng tháng 3 và 4/2015 – giả thuyết là Threshold sẽ được phát hành vào lúc đó – theo nhịp độ tăng trưởng do Net Applications báo cáo. Lúc đó, theo mô hình của Vista-Windows 7, thị phần người dùng của Windows 8 sẽ giảm xuống 11,2-11,5% trong một năm.
Nhưng nếu Microsoft cung cấp Threshold miễn phí cho những người dùng Windows 8 hiện giờ, theo dự đoán của nhiều người, mức suy giảm của Windows 8 sẽ xuống sâu hơn. Dùng cách xử lý Windows 8 của Windows 8.1 làm hướng dẫn, Microsoft có thể khiến thị phần của Windows 8 giảm xuống đến khoảng 8% vào tháng 10 hay 11/2015 (Windows 8.1 là bản nâng cấp miễn phí đã làm giảm 50% thị phần người dùng của Windows 8 chỉ trong 7 tháng).
Nếu Microsoft muốn loại bỏ Windows 8 ra khỏi lãnh địa Windows càng nhanh càng tốt, có lẽ hãng phải biếu không phiên bản nâng cấp Threshold. Đây là cách thông minh để thực hiện. Thật vậy, quyết định cung cấp miễn phí Threshold cho khách hàng Windows 8 sẽ là dấu hiệu cho thấy Microsoft muốn Windows 8 ra đi. Microsoft sẽ không thực hiện điều này vì tinh thần phóng khoáng mà đơn giản chỉ vì họ muốn kết liễu Windows 8. Và quan trọng nhất là vì họ muốn mọi người quên đi Windows 8 càng nhanh càng tốt.
Muốn biết tương lai của Windows 8, hãy xem cách Microsoft đã đối xử như thế nào với phiên bản Windows Vista ra mắt năm 2007 và nhanh chóng bị chỉ trích khiến hệ điều hành này trở thành một “thảm họa” không bao giờ khôi phục được danh tiếng.
Đây không phải là điều bất thường trong mọi lĩnh vực kinh doanh. Tất cả các công ty đều giả vờ “mất trí nhớ” đến độ ngạc nhiên, ngay cả khi những gì họ muốn quên – hay quan trọng hơn là những gì họ muốn khách hàng quên – đã từng có lúc được công bố rầm rộ. Hãng xe hơi Ford đã xếp nhãn hiệu xe Edsel vào hồ sơ “không được nhắc đến”. Coca-Cola cũng có hành động tương tự với nhãn hiệu nước giải khát New Coke được giới thiệu hồi năm 1985. Apple đã xóa dòng máy tính Perform và mạng xã hội âm nhạc Ping ra khỏi bộ nhớ của họ. Và IBM phải khó khăn lắm mới thú nhận là từng biết đến mẫu máy tính PCjr hay OS/2. Có thể nói, những gì sáng chói luôn là của năm tới, chứ không phải của năm trước.
Trong những tháng chờ phát hành Windows 7, một phiên bản cực kỳ thành công tiếp nối Vista, Microsoft hầu như không dùng đến từ “Vista” trong những thông cáo báo chí cũng như các tuyến thông tin chính thức khác của hãng với giới truyền thông, các nhà đầu tư, đối tác và khách hàng.
Windows Vista, một sản phẩm phần mềm được coi là "thảm họa" đối với Microsoft cách đây gần 8 năm.
Trong suốt khoảng thời gian 10 tháng trước lúc Windows 7 được chính thức phát hành vào tháng 10/2009, Microsoft chỉ dùng từ “Vista” trong một tiêu đề thông cáo báo chí và trong câu giới thiệu theo sau tiêu đề đó. Trong cùng thời gian đó, Microsoft đã dùng cụm từ “Windows 7” đến 16 lần. Tương tự như thế, ba năm sau, trong khoảng thời gian từ tháng 1/2012 đến tháng 10/2012 khi chờ phát hành phiên bản Windows 8, Microsoft đã nhắc đến từ “Windows 7” trong 6 tiêu đề hay tóm tắt thông cáo báo chí và dùng “Windows 8” tổng cộng 14 lần.
Khi Microsoft chuẩn bị cho phiên bản kế tiếp của Windows, vốn được giới theo dõi Windows từ lâu gọi là “Threshold” hay Windows 9, hãng đã nhắc đến từ “Windows 8” trong các tiêu đề hay tóm tắt thông cáo báo chí chỉ 6 lần kể từ đầu năm 2014 đến nay. Trong suốt năm 2013, Microsoft đã nói đến phiên bản này 16 lần. Rõ ràng là hãng phần mềm này đã bắt đầu bớt nói dần về Windows 8.
Trong một tuyên bố về mục tiêu doanh nghiệp hôm 10/7 vừa qua, CEO Satya Nadella cho rằng hệ điều hành Windows sẽ không còn quan trọng nữa. Không nói đến một phiên bản cụ thể của Windows, ông chỉ dùng “Windows” mà không nói về “Windows Phone” hay “Windows Server”, chỉ xếp Windows vào hàng thứ yếu trong chiến lược mới của ông. Windows 8 cũng không xuất hiện trong các bài diễn văn của Nadella và các quan chức lãnh đạo khác của Microsoft trong tuần lễ tiếp theo tại hội nghị đối tác thế giới Worldwide Partners Conference của hãng.
Trong báo cáo thu nhập hồi tuần trước, ông Nadella đã nhắc “Windows 8.1” chỉ 2 lần, đều dùng thì quá khứ. Khi nói về quá trình làm mới nhằm xoa dịu người dùng doanh nghiệp, ông chỉ nói một cách đơn giản, “Hồi tháng 4/2014, chúng tôi đã phát hành một phiên bản cập nhật cho Windows 8.1”.
Điều này chẳng ngạc nhiên tí nào. Microsoft không chỉ công nhận là hãng có thị phần của tất cả các loại thiết bị điện toán (bao gồm smartphone, máy tính bảng, máy tính cá nhân) hiện giờ chỉ chiếm khoảng 14%, một tỷ lệ rất khác xa với thời kỳ hầu như độc quyền của họ hồi trước năm 2010, mà còn chắc hẳn biết rằng Windows 8 chỉ chiếm thị phần khiêm tốn ngay trong lĩnh vực máy tính để bàn và máy tính xách tay.
Windows 8 chắc hẳn có số lượng tiêu thụ cao hơn Windows Vista khoảng 31% theo tính toán dựa trên các cột mốc doanh số đã được công bố, sau đó chuyển thành doanh số hàng tháng cho 16 tháng đầu của Windows 8 và 19 tháng đầu của Vista. Nhưng Windows 8 đã thua xa phiên bản Windows 7 trước đó, vốn có doanh số cao hơn 113% tính theo doanh số hàng tháng cho 15 tháng đầu.
Con số ước tính của hãng phân tích Net Applications cho biết có sự chênh lệch giữa Windows 7 và Windows 8. Khi đánh giá cả hai hệ điều hành này vào cùng các thời điểm trong lịch trình hậu phát hành của từng phiên bản, Windows 7 luôn chiếm hơn hai lần tổng thị phần người dùng Windows đã kích hoạt của Windows 8. Windows 8 đã có tổng tỷ lệ thị phần người dùng Windows nói chung nhiều hơn Windows Vista, nhưng không nhiều lắm. Quả thật, trong tháng trước, Windows 8 có tỷ lệ hơn Vista thấp nhất từ trước đến giờ, chỉ 0,2%.
Để nhẹ nhàng đưa Windows 8 vào quá khứ, Microsoft có thể sẽ ít ầm ỹ về bản cập nhật cuối cùng của phiên bản này, dự kiến phát hành vào ngày 12/8/2014 tới đây. Bản nâng cấp này, có thể là “Windows 8.1 Update 2”, sẽ được phát hành với ít phô trương và ít thay đổi rõ ràng, chắc chắn sẽ không có trình đơn Start thay đổi như Microsoft đã trình diễn vào mùa xuân năm nay tại hội nghị các nhà phát triển Microsoft Build 2014. Tất cả những cập nhật đó cùng với các tính năng khác nhằm phục hồi trọng tâm vào chuột và bàn phím có thể sẽ có trong Threshold. Điều đó cũng cho phép Microsoft có thể mạnh miệng tuyên bố chia tay dứt khoát với phiên bản tiền nhiệm.
Thay vì đả kích Windows 8, mà hãng xem như đã chết, Microsoft sẽ quảng cáo một sản phẩm mới cho khách hàng Windows của họ. Để được như thế, Microsoft có thể diễn lại vở kịch hậu Vista nhưng theo một cách hoàn toàn mới. Sau Vista, hãng không tiếp tục đặt tên theo quy ước định danh của họ trước đây (“XP” và “Vista” cho hai bản liên tiếp), và thay vào đó là sử dụng số “Windows 7”. Động thái thông minh lần này sẽ là không sử dụng số nữa, do bị thất bại sau Windows 8, và tách biệt Threshold khỏi hệ điều hành tiền nhiệm bằng cách dùng một từ để đặt tên. “Windows Threshold” nghe có vẻ không hấp dẫn lắm, nhưng Microsoft có vô số nhân viên tiếp thị sáng tạo sẽ nghĩ ra một cái gì đó.
Và cũng từ kinh nghiệm của Vista, Microsoft có thể cho rằng Windows 8 sẽ không bị vô nghĩa nếu Threshold là một cố gắng tốt hơn đáp ứng những gì khách hàng muốn, nhất là khi người dùng chấp nhận nâng cấp và thay đổi thiết bị. Windows 7 hầu như thành công là do khách hàng từ bỏ Vista hay không dùng phiên bản XP cũ hơn mà họ đã cố bám lấy vì thận trọng không tin tưởng Vista. Vista đã mất 30% thị phần người dùng sau khi Windows 7 được phát hành. Windows XP chỉ mất 15% thị phần trong cùng thời gian 12 tháng.
Windows 8 (bao gồm cả bản cập nhật Windows 8.1) sẽ ngừng tăng thị phần ở mức khoảng 16-16,5% của tất cả các hệ điều hành máy tính cá nhân vào khoảng tháng 3 và 4/2015 – giả thuyết là Threshold sẽ được phát hành vào lúc đó – theo nhịp độ tăng trưởng do Net Applications báo cáo. Lúc đó, theo mô hình của Vista-Windows 7, thị phần người dùng của Windows 8 sẽ giảm xuống 11,2-11,5% trong một năm.
Nhưng nếu Microsoft cung cấp Threshold miễn phí cho những người dùng Windows 8 hiện giờ, theo dự đoán của nhiều người, mức suy giảm của Windows 8 sẽ xuống sâu hơn. Dùng cách xử lý Windows 8 của Windows 8.1 làm hướng dẫn, Microsoft có thể khiến thị phần của Windows 8 giảm xuống đến khoảng 8% vào tháng 10 hay 11/2015 (Windows 8.1 là bản nâng cấp miễn phí đã làm giảm 50% thị phần người dùng của Windows 8 chỉ trong 7 tháng).
Nếu Microsoft muốn loại bỏ Windows 8 ra khỏi lãnh địa Windows càng nhanh càng tốt, có lẽ hãng phải biếu không phiên bản nâng cấp Threshold. Đây là cách thông minh để thực hiện. Thật vậy, quyết định cung cấp miễn phí Threshold cho khách hàng Windows 8 sẽ là dấu hiệu cho thấy Microsoft muốn Windows 8 ra đi. Microsoft sẽ không thực hiện điều này vì tinh thần phóng khoáng mà đơn giản chỉ vì họ muốn kết liễu Windows 8. Và quan trọng nhất là vì họ muốn mọi người quên đi Windows 8 càng nhanh càng tốt.
Theo PCWorld
Post a Comment