Bài liên quan
Với Hollywood, torrent và các công nghệ xâm phạm bản quyền khác đã và luôn là kẻ thù không đội trời chung cần phải loại bỏ. Tuy vậy, một nghiên cứu gần đây đã cho thấy nạn xâm hại bản quyền… có lợi cho phim ảnh.
Nhà kinh tế học Koleman Strumpf gần đây đã thực hiện một cuộc nghiên cứu khổng lồ để chứng minh rằng, nạn xâm hại bản quyền không hề gây thiệt hại khổng lồ cho Hollywood giống như các nhà làm phim vẫn nghĩ. Trong vòng 7 năm trời, Strumpf đã thu thập dữ liệu về 150 bộ phim "bom tấn", bao gồm dữ liệu theo dõi trên một tracker BitTorrent khá nổi tiếng, cũng như dự đoán doanh thu từ sàn chứng khoán giả lập Hollywood Stock Exchange.
Kết luận của nhà kinh tế học này cho thấy ảnh hưởng của nạn xâm phạm bản quyền lên doanh thu rạp chiếu phim là rất thấp:
"Không có một dấu hiệu nào trong số các dữ liệu định lượng mà tôi thu được cho thấy nạn chia sẻ file trái phép đã có ảnh hưởng nặng nề lên doanh thu phòng chiếu.
Phỏng đoán chắc chắn nhất của tôi là nạn chia sẻ file đã giảm doanh thu phòng thu chỉ vào khoảng 200 triệu USD trong khoảng thời gian 2003 – 2009, tức là khoảng 3% tổng doanh thu các bộ phim. Do đó, tôi không thể phủ nhận giả thuyết rằng nạn chia sẻ file không hề gây ảnh hưởng tới doanh thu rạp phim".
Nhưng, con số 200 triệu USD này lại biến ngành công nghiệp điện ảnh thành những người ngớ ngẩn: trong cùng khoảng thời gian nói trên, Hollywood phải bỏ ra tới 500 triệu USD để theo đuổi các nỗ lực chống xâm hại bản quyền của Hiệp hội Điện ảnh Hoa Kỳ?!? Tức là chi phí để chống xâm phạm bản quyền mà Hollywood bỏ ra còn nhiều hơn cả thiệt hại do vấn nạn này gây ra!
Thậm chí, việc một bộ phim bị phát hành lậu còn có tác dụng marketing tích cực cho các bộ phim chiếu rạp: "Một trong những lý do có thể là bởi việc bị phát hành lậu khiến nhiều người biết, quan tâm tới bộ phim hơn. Thời gian đầu cũng là quá trình quảng cáo mạnh nhất".
Nhìn chung, nạn xâm hại bản quyền vẫn là một con dao 2 lưỡi: Bộ phim mới càng chậm xuất hiện trên Torrent thì doanh thu tiềm năng sẽ càng cao. Tuy vậy, rõ ràng số tiền khổng lồ mà các studio bỏ ra để chống nạn chia sẻ file qua torrent, cũng như tác dụng marketing không ngờ của các trang chia sẻ file "lậu".
Vào tháng Ba vừa qua, một nghiên cứu độc lập khác cũng đã chứng minh rằng các file nhạc bị phát tán lậu là một kênh quảng bá giúp thuyết phục người tiêu dùng bỏ tiền ra mua nhạc số bản quyền. Có lẽ, các nhà khoa học và ngành công nghiệp giải trí sẽ cần phải nghiên cứu rõ ràng hơn về mối quan hệ phức tạp giữa doanh thu và nạn chia sẻ file bất hợp pháp hiện nay.
Theo VnReview
Related Posts
- NSO Group là công ty nào mà Apple cũng phải dè chừng?29 Aug 20160
Một công ty Israel có tên NSO Group được cho là nhóm đứng đằng sau vụ hack iPhone đã khiến Apple ng...Read more »
- Giao thức mạng ẩn danh mới nhanh gấp 10 lần Tor17 Aug 20160
Các nhà nghiên cứu tại đại học MIT và đại học kỹ thuật Lausanne (EPFL) mới đây đã công bố một giao ...Read more »
- Trung Quốc đóng cửa 3.600 website "đen" trong nửa đầu năm05 Aug 20160
Ảnh minh họa. (Nguồn: Daily Mail) Theo Tân Hoa xã, trong nửa đầu năm 2016, Chính phủ Trung Quốc đã ...Read more »
- Dân Trung Quốc đập phá iPhone để trả đũa Mỹ22 Jul 20160
Hiện đang có một phong trào đập phá iPhone tại Trung Quốc để phản đối sự hiện diện của Mỹ ở biển Đô...Read more »
- Pháp yêu cầu Microsoft xem xét các vấn đề bảo mật dữ liệu22 Jul 20160
Trụ sở của Microsoft ở Redmond, Washington (Mỹ). (Nguồn: AFP/TTXVN) Ủy ban Bảo vệ dữ liệu quốc gia ...Read more »
- Lên Android chưa đầy 1 ngày, ứng dụng Prisma beta đã đóng cửa21 Jul 20160
Prisma - ứng dụng chỉnh sửa ảnh đang gấy sốt trên iOS vừa có mặt chớp nhoáng trên Androi trước khi ...Read more »
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment
Click to see the code!
To insert emoticon you must added at least one space before the code.