Bài liên quan
Về mặt tích cực, nhập khẩu được hàng loạt cell pin mặt trời giá rẻ, Mỹ có thể đạt được mục tiêu lắp đặt 6 gigawatt trong năm nay.
Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với cell pin năng lượng mặt trời từ Trung Quốc và Đài Loan đã khiến vài nhóm công nghiệp ca thán và lên tiếng cảnh báo sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp khi giá cả tăng cao.
Quyết định này của Mỹ đáp trả lại vấn đề có nhiều cell pin giá rẻ photovoltaic (PV) của Trung Quốc và Đài Loan trong năm qua ồ ạt được nhập vào Mỹ.
Pin PV Trung Quốc xuất đến Mỹ từng vấp phải mức thuế chống phá giá, từ 26,33% đến 58,87%, trong khi pin PV của Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế chống phá giá từ 27,59% lên đến 44,18%.
Biết được quyết định sẽ nâng mức thuế của Mỹ, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cố gắng tăng lượng xuất khẩu panel năng lượng mặt trời vào Mỹ trong nửa đầu năm nay. Tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Đài Loan đến Mỹ trong nửa đầu 2014 đạt đến 2,3 gigawatt (GW). Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đo lượng xuất xưởng bằng chỉ số watt mà tấm panel có thể tạo ra điện.
Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce dự đoán, nếu gộp cả các công ty sản xuất của Mỹ, trong đó có First Solar và SunPower với công suất gần 4GW, thì Mỹ sẽ có đủ module năng lượng mặt trời để đạt được mục tiêu 6GW trong năm nay.
Do vậy, cho dù Mỹ có đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu mảng sản phẩm này từ Trung Quốc và Đài Loan thì các nhà công nghiệp dự đoán phải đến năm sau, chính sách thuế ấy mới thực sự cho thấy tác dụng.
Bởi lẽ giá của module PV đạt ở mức thấp nhất hồi năm ngoái, và các nhà đầu tư toàn cầu tỏ ra quan ngại về lợi nhuận sẽ giảm. Giá PV tăng lại sau khi Trung Quốc bão hoà thị trường với các module panel năng lượng mặt trời giá rẻ. Kết quả là công suất PV tăng từ 31 GW trong năm 2012 lên đến 39 GW năm ngoái, thậm chí ngay cả khi đầu tư vào lĩnh vực này có giảm xuống (theo báo cáo của Bloomberg).
Luồng cell PV giá rẻ từ Trung Quốc và Đài Loan đổ ồ ạt vào Mỹ khiến tấm năng lượng mặt trời chỉ còn 40 cent mỗi watt hồi trước tháng 6 vừa qua. Trung Quốc không chỉ sử dụng lao động chi phí rẻ hơn Mỹ nhưng quốc gia này còn có một ngành công nghiệp PV được trợ cấp rất nhiều. Ví dụ năm 2010, Bộ năng lượng Mỹ ước tính chính phủ Trung Quốc đổ cho các nhà sản xuất hơn 30 tỉ USD tiền trợ cấp.
Khác với Trung Quốc, Đài Loan lại bị ảnh hưởng về mức thuế chống phá giá mới, nghĩa là họ có thể mất nhiều đơn hàng PV của Mỹ vì mức giá cao hơn trước. Mức thuế mới cũng sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm hiệu năng cao của Đài Loan, vì đó là mảng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ. Trong số các công ty sản xuất PV Đài Loan, Motech Industries bị đánh mức thuế cao nhất. Kết quả là Motech đành phải cân nhắc xem liệu có nên xuất khẩu sang Mỹ nữa hay không.
Quyết định của Bộ Thương mại Mỹ về áp dụng thuế nhập khẩu cao đối với cell pin năng lượng mặt trời từ Trung Quốc và Đài Loan đã khiến vài nhóm công nghiệp ca thán và lên tiếng cảnh báo sẽ ảnh hưởng đến người tiêu dùng và doanh nghiệp khi giá cả tăng cao.
Quyết định này của Mỹ đáp trả lại vấn đề có nhiều cell pin giá rẻ photovoltaic (PV) của Trung Quốc và Đài Loan trong năm qua ồ ạt được nhập vào Mỹ.
Pin PV Trung Quốc xuất đến Mỹ từng vấp phải mức thuế chống phá giá, từ 26,33% đến 58,87%, trong khi pin PV của Đài Loan sẽ phải chịu mức thuế chống phá giá từ 27,59% lên đến 44,18%.
Biết được quyết định sẽ nâng mức thuế của Mỹ, nhiều nhà sản xuất Trung Quốc cố gắng tăng lượng xuất khẩu panel năng lượng mặt trời vào Mỹ trong nửa đầu năm nay. Tổng lượng xuất khẩu của Trung Quốc và Đài Loan đến Mỹ trong nửa đầu 2014 đạt đến 2,3 gigawatt (GW). Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đo lượng xuất xưởng bằng chỉ số watt mà tấm panel có thể tạo ra điện.
Theo công ty nghiên cứu thị trường TrendForce dự đoán, nếu gộp cả các công ty sản xuất của Mỹ, trong đó có First Solar và SunPower với công suất gần 4GW, thì Mỹ sẽ có đủ module năng lượng mặt trời để đạt được mục tiêu 6GW trong năm nay.
Do vậy, cho dù Mỹ có đưa ra chính sách hạn chế nhập khẩu mảng sản phẩm này từ Trung Quốc và Đài Loan thì các nhà công nghiệp dự đoán phải đến năm sau, chính sách thuế ấy mới thực sự cho thấy tác dụng.
Bởi lẽ giá của module PV đạt ở mức thấp nhất hồi năm ngoái, và các nhà đầu tư toàn cầu tỏ ra quan ngại về lợi nhuận sẽ giảm. Giá PV tăng lại sau khi Trung Quốc bão hoà thị trường với các module panel năng lượng mặt trời giá rẻ. Kết quả là công suất PV tăng từ 31 GW trong năm 2012 lên đến 39 GW năm ngoái, thậm chí ngay cả khi đầu tư vào lĩnh vực này có giảm xuống (theo báo cáo của Bloomberg).
Luồng cell PV giá rẻ từ Trung Quốc và Đài Loan đổ ồ ạt vào Mỹ khiến tấm năng lượng mặt trời chỉ còn 40 cent mỗi watt hồi trước tháng 6 vừa qua. Trung Quốc không chỉ sử dụng lao động chi phí rẻ hơn Mỹ nhưng quốc gia này còn có một ngành công nghiệp PV được trợ cấp rất nhiều. Ví dụ năm 2010, Bộ năng lượng Mỹ ước tính chính phủ Trung Quốc đổ cho các nhà sản xuất hơn 30 tỉ USD tiền trợ cấp.
Khác với Trung Quốc, Đài Loan lại bị ảnh hưởng về mức thuế chống phá giá mới, nghĩa là họ có thể mất nhiều đơn hàng PV của Mỹ vì mức giá cao hơn trước. Mức thuế mới cũng sẽ ảnh hưởng đến các sản phẩm hiệu năng cao của Đài Loan, vì đó là mảng sản phẩm chủ lực, có lợi thế cạnh tranh ở thị trường Mỹ. Trong số các công ty sản xuất PV Đài Loan, Motech Industries bị đánh mức thuế cao nhất. Kết quả là Motech đành phải cân nhắc xem liệu có nên xuất khẩu sang Mỹ nữa hay không.
Theo PCWorld
Post a Comment