Bài liên quan

 Năm 2013, giá trị mua hàng trực tuyến của Việt Nam ước đạt tới 2,2 tỷ USD. Tuy nhiên, kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 30% khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi mua sắm trên mạng.

Người tiêu dùng đã quen với việc mua bán thông qua websie thương mại điện tử. Ảnh: V.A
Theo số liệu từ Cục TMĐT và CNTT (Bộ Công Thương), năm 2013, giá trị mua hàng trực tuyến của Việt Nam ước tính lên tới 2,2 tỷ USD. Loại hình hàng hóa và dịch vụ được mua sắm cũng khá đa dạng với mỹ phẩm, quần áo, đồ công nghệ, dịch vụ làm đẹp… Tuy nhiên, đáng chú ý là khảo sát trên cho thấy chỉ có 30% khách hàng cảm thấy hài lòng sau khi mua sắm trên mạng.
Một chuyên gia về TMĐT phân tích, hoạt động TMĐT tại Việt Nam phát triển nhanh chóng do đây là hình thức mua bán tiện lợi, không đòi hỏi người bán đầu tư quá nhiều chi phí, trong khi người mua chỉ cần ngồi một chỗ thực hiện giao dịch và nhận hàng.
Tuy nhiên, rủi ro cũng đến từ chính sự thuận tiện này. Cụ thể, khi mua hàng trên mạng, người mua không thể “mục sở thị” sản phẩm, mà chỉ có thể nhìn qua ảnh chụp, đọc mô tả. Vì thế, họ không thể xác thực được những thông tin về sản phẩm cũng như không có cơ sở pháp lý để bảo vệ quyền lợi nếu tiến hành giao dịch
“Trên các diễn đàn hay mạng xã hội, việc giao dịch mua bán của các cá nhân hầu như không chịu sự quản lý của bất kỳ cơ quan nào nên việc trộn hàng nhái, hàng kém chất lượng cũng khá phổ biến. Rủi ro càng cao hơn khi trong hầu hết các giao dịch TMĐT, người mua đều phải thanh toán trước khi nhận hàng”, chuyên gia này nhận định.
Hiện có trên 1.100 doanh nghiệp đăng ký website bán hàng qua mạng tại Cục TMĐT và CNTT, khoảng 150 website cung cấp dịch vụ TMĐT thông qua các sàn giao dịch. Trên thực tế, số lượng website bán hàng qua mạng chưa đăng ký với cơ quan chức năng còn lớn hơn gấp nhiều lần, nhất là những web bán hàng của cá nhân trên mạng xã hội như Facebook.
Ông Trần Hải Linh, Tổng Giám đốc sàn TMĐT Sendo.vn, khuyến nghị người tiêu dùng tham gia giao dịch nên tìm hiểu về các trang web trước khi ra quyết định. Nên chọn các website có uy tín theo mô hình như “mua bán đảm bảo” để thực hiện giao dịch một cách hiệu quả và an toàn nhất (hiện Sendo.vn là sàn áp dụng mô hình “mua bán đảm bảo” theo phương thức B2B2C, 100% giao dịch do FPT giao nhận và thanh toán, tư vấn giúp đảm bảo quyền lợi khách hàng - PV).
Còn theo đại diện Hiệp hội TMĐT Việt Nam, các cơ quan quản lý nhà nước cần kiểm soát chặt hơn những cá nhân và đơn vị tham gia giao dịch TMĐT giống như giám sát hoạt động thương mại thông thường.
Ngoài ra, các doanh nghiệp quản lý sàn giao dịch cũng phải xác thực thông tin của người bán, chỉ khi đáp ứng đủ điều kiện mới cho họ được tham gia giao dịch trên sàn. Trong trường hợp xảy ra khiếu nại, doanh nghiệp quản lý sàn phải có trách nhiệm liên đới.
Theo ICTNews

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X