Bài liên quan
193 quốc gia và tổ chức lớn trên thế giới bị NSA theo dõi

Theo một tài liệu bí mật trên tờ Washington Post viết vào hôm thứ hai cho biết một phiên tòa cho phép NSA thu thập thông tin về chính phủ của 193 quốc gia và các tổ chức quốc tế lớn như Ngân hàng Thế giới.
Giấy chứng nhận được cấp do Tòa án giám sát tình báo quốc tế năm 2010 cho thấy NSA có quyền “chặn, nghe lén các thông qua các công ty của Mỹ, đó không chỉ là thông tin giao dịch với các mục tiêu ở nước ngoài mà còn là bất kỳ thông tin có ích nào của những mục tiêu đó”. Chỉ có bốn nước trên thế giới là Anh, Canada, Úc và New Zealand không nằm trong danh sách đó do thỏa thuận không được phép theo dõi trong tài liệu trên về nhóm các nước này, được gọi là “Ngũ nhãn(Fire Eyes)” với Mỹ.
Giấy chứng nhận bí mật từ năm 2010 là một phần trong bộ tài liệu mà trước đây cựu tình báo NSA Edward Snowden đã tiết lộ với các phóng viên của tờ Washington Post và The Guardian năm ngoái. Ngoài việc cho phép NSA thu thập thông tin về hầu hết các nước, nó cũng cho phép NSA nhắm mục tiêu vào các tổ chức như Quỹ Tiền tệ Quốc tế, Liên minh châu Âu EU và cả Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế.
Tổng thống Barack Obama nói rằng Mỹ không còn bí mật theo dõi người đứng đầu của các quốc gia nước ngoài và cho biết chương trình này “được thiết kế và thực hiện lại cho khả thi hơn” khi đề xuất cải cách các chương trình của NSA. Tuy nhiên chúng ta thấy các chương trình giám sát toàn cầu của Mỹ vẫn đang được triển khai.
Bài báo cáo còn cho biết NSA không “nhất thiết” phải thu thập thông tin tình báo trên tất cả các quốc gia được xác định trong các văn bản. Cựu quan chức bảo vệ chính phủ của hầu hết các nước nói rằng nó rất cần thiết trong trường hợp một cuộc khủng hoảng nhân đạo, chiến tranh bất ngờ xảy, quân đội sẽ có thể nhanh chóng sơ tán người Mỹ.
Các tài liệu được công bố cũng tiết lộ thông tin mới về một trong những hành động gây tranh cãi và bị nhiều phản đối nhất của NSA. NSA thu thập email và các cuộc điện thoại của công dân các nước và các tổ chức trên thế giới. Theo Điều 702 của Đạo luật FISA sửa đổi 2008.
Các viện nghiên cứu hoặc các nhà báo thường xuyên liên lạc với các chính phủ nước ngoài có thể dễ dàng bị nhắm mục tiêu nếu NSA đã xác định họ có thông tin có thể được sử dụng cho tình báo nước ngoài.
Tòa án đã phê duyệt các quy tắc cho phép thu thập các thông tin người dùng, không chỉ là thông tin liên lạc của các mục tiêu. Nếu địa chỉ email hoặc số điện thoại của mục tiêu được tiết lộ trong email của người khác thì thông tin đó trở nên có ích cho NSA. Về mặt lý thuyết, NSA có thể ngăn chặn được một email được gửi từ một nhà tình báo Mỹ nếu nó chứa các thông tin là số điện thoại hoặc địa chỉ email của một mục tiêu mà NSA đang ngắm đến.
Trong một ý kiến của tòa án FISA năm 2011 được công bố, một thẩm phán cho biết NSA có thể đang thu thập khoảng 46.000 thông tin email trong nước hàng năm và bao gồm 1 trong hai thứ là địa chỉ email hoặc số điện thoại của mục tiêu. Các thông tin đó giống như một bộ thu thập các thông tin cá nhân của người Mỹ.
Bài báo này được xuất bản hơn một năm sau khi Snowden công khai về những tiết lộ ban đầu và chỉ một ngày sau, Giám đốc mới được bổ nhiệm của NSA đã đánh giá thấp tác động của thông tin rò rỉ. Pháp luật có thể giới hạn phạm vi các chương trình của NSA đã thông qua nhà Trắng nhưng vẫn còn cần phải thông qua Thượng viện.
Theo techcrunch.com

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X