Bài liên quan
Tuy khác nhau nhưng Windows, Mac và Linux có thể kết nối với nhau để chia sẻ qua lại các tập tin trên cùng một mạng. Và máy in cũng không ngoại lệ, tất cả các máy sử dụng Windows, Mac và Linux trong cùng một mạng có thể dùng chung một máy in một cách dễ dàng nếu như bạn biết cách thiết lập cho việc chia sẻ này.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Sau đây là hướng dẫn cách thiết lập và kết nối dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng kết nối, mời bạn đọc tham khảo.
Chia sẻ máy in từ Windows
Khởi động Windows lên và truy cập vào Control Panel > Network and Sharing Center. Sau đó nhấn vào dòng “Change advanced sharing settings”. Trong mục tùy chỉnh này, bạn hãy tìm đến nhóm File and print sharing và đánh dấu vào tùy chọn Turn on…
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Tiếp theo, bạn quay lại Control Panel và nhấn chọn Devices and Printers. Trong danh sách các thiết bị đã và đang kết nối với máy tính, bạn nhấn phải chuột vào tên máy in mình muốn chia sẻ và chọn lệnh Printer properties
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Một cửa sổ thiết lập hiện lên, bạn hãy nhấn vào tab Sharing và đánh dấu vào mục Sharing this Printer cùng với việc đặt tên máy in vào dòng Share name.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Kết nối với máy in trong Windows
Mở Windows Explorer hoặc File Explorer lên và nhấn vào Network. Bạn sẽ thấy biểu tượng chiếc máy in đang được chia sẻ cùng mạng, lúc này hãy nhấn đôi chuột vào nó để tiến hành việc cấu hình kết nối với chiếc máy in.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Trong mục Add Printer, bạn sẽ thấy danh sách các máy in đang được chia sẻ, hãy nhấn vào tên máy in mình muốn kết nối là xong.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Chia sẻ máy in từ OS X
Khởi động OS X và truy cập vào System Preferences > Printers and Scanners. Trong giao diện tùy chỉnh này, bạn hãy đánh dấu vào mục “Share this printer on the network”
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Tiếp theo bạn hãy nhấn vào nút Sharing Preferences để tiến hành đặt tên cho máy in và đánh dấu vào tùy chọn Printer Sharing.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Kết nối với máy in trong OS X
Truy cập vào System Preferences > Printers and Scanners và nhấn vào nút “ ”, sau đó chọn lệnh Add Printer or Scanner.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Trong giao diện tùy chỉnh tiếp theo, bạn hãy nhấn vào biểu tượng Windows, chọn tiếp Windows PC’s workgroup, nhấn vào tên máy tính đang chia sẻ máy in và cuối cùng là chọn đúng tên máy in đang được chia sẻ rồi nhấn Add là xong.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Chia sẻ máy in từ Linux
Truy cập vào Ubuntu’s System Settings > Printers, nhấn chọn vào máy in cần chia sẻ và truy cập vào Server > Settings
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Một cửa sổ tùy chỉnh sẽ xuất hiện, bạn hãy đánh dấu vào mục “Publish shared printers connected to this system” và nhấn OK.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Quay trở lại mục Printers, nhấn phải chuột vào máy in và chọn Properties > Policies và đánh dấu vào các tùy chọn như hình dưới
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Kết nối với máy in trong Linux
Truy cập vào Ubuntu’s System Settings > Printers, nhấn vào nút “ ” để kết nối với máy in đang được chia sẻ.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Trong cửa sổ New Printer, bạn hãy tiến hành duyệt đến vị trí máy in đang được chia sẻ từ máy tính trong mạng và nhấn OK. Đôi khi bạn sẽ cần phải cài đặt driver để máy tính có thể nhận diện được máy in.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Một điều khá thú vị là Linux có thể tự nhận diện được máy in được chia sẻ từ OS X và tự động kết nối nên bạn sẽ không cần phải làm gì hết.
Dùng chung máy in giữa Windows, Mac và Linux trong cùng 1 mạng

Chúc bạn thành công.
Theo Genk

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X