Bài liên quan
Hiện đang có nhiều tranh cãi về vấn đề có nên tắt hẳn máy tính vào cuối giờ mỗi ngày làm việc hay không? Có ý kiến cho rằng nếu tắt máy tính sẽ làm giảm hiệu suất hoạt động của máy. Ngược lại, cũng có ý kiến cho rằng nếu bật máy tính liên tục 24/7 sẽ làm giảm tuổi thọ của thiết bị.
Tuy nhiên, tất cả các ý kiến đều không đưa ra được các con số thống kê để chứng minh.
Còn bạn nghĩ sao?
Theo tôi, chúng ta nên tắt máy tính trong những khoảng thời gian chúng ta không sử dụng nhằm tránh lãng phí điện năng. Việc để máy tính hoạt động 24/7 sẽ gây tổn thất cho “ví tiền” của bạn, đồng thời gây ảnh hưởng xấu đến môi trường sống của chúng ta. Và hơn nữa, không có bất kỳ bằng chứng thuyết phục nào cho thấy việc tắt máy tính sẽ làm thiết bị chạy chậm hơn khi chúng luôn được bật.
Tất nhiên, vẫn có các ngoại lệ. Đó là các máy chủ sẽ được bật mọi thời gian. Hoặc trong một số trường hợp cần sao lưu hoặc chuyển dữ liệu có dung lượng lớn, bạn sẽ cần bật máy tính cả đêm.
Hoặc bạn sẽ phải để máy tính ở chế độ bật nếu bạn muốn truy cập nó bởi một điều khiển từ xa. Nhưng trường hợp này bạn có thể thay thế bằng việc cài đặt tính năng Wake-on-LAN (đánh thức máy tính qua mạng nội bộ).
Việc ngắt nguồn điện máy tính không nhất thiết đòi hỏi một khởi động mới. Việc đưa máy tính vào chế độ ngủ (sleep) sẽ làm giảm điện năng tiêu thụ không đáng kể nhưng chỉ trong vài giây bạn có thể đưa nó trở lại hoạt động bình thường – với tất cả các tập tin và các chương trình đang mở trước đó.
Ngoài ra, có một tùy chọn khác đó là “hibernate” (ngủ đông), sẽ tắt máy tính của bạn hoàn toàn nhưng vẫn mang tới cho bạn tất cả các chương trình, tập tin bạn đã sử dụng trước đó. Tuy nhiên, việc khởi động lại máy ở chế độ ngủ đông sẽ kéo dài hơn 30 giây so với máy được đặt ở chế độ “sleep”.
Do vậy, chúng tôi khuyên bạn nên tắt hẳn máy tính cuối mỗi ngày làm việc trừ khi máy cần cập nhật Windows hoặc đang bị lỗi chương trình.
Theo Cẩm Thịnh / XHTT
Post a Comment