Bài liên quan

Sau nghiên cứu trên 700.000 người dùng, rất có thể Facebook sẽ loại bỏ các dòng trạng thái (status) tiêu cực trên trang chủ giúp những người dùng còn lại lạc quan hơn.

Thời gian gần đây, thông tin về việc Facebook từng chủ động tác động vào News Feed của gần 700 nghìn tài khoản để nghiên cứu về tâm lý người dùng đã thu hút được khá nhiều sự chú ý. Rất nhiều các câu hỏi đã được đặt ra về mục đích thực sự đằng sau động thái này của ông lớn mạng xã hội.

Sau khi thay đổi những gì hiển thị trên News Feed của nhiều người vào năm 2012, Facebook khẳng định cảm xúc trên Facebook có tính lan truyền rất mạnh mẽ.
Mới đây, đồng tác giả của nghiên cứu nêu trên, ông Adam Kramer đã tiết lộ rằng Facebook thực hiện nghiên cứu này bởi mạng xã hội số một thế giới lo lắng rằng quá nhiều post/status tiêu cực sẽ làm người dùng cảm thấy chán nản. Tâm lý này có thể ảnh hưởng dây chuyền từ đó một phần không nhỏ người dùng sẽ rời bỏ Facebook.
Kramer khẳng định “Facebook không bao giờ có tình làm người dùng rơi vào tâm trạng buồn bã”.
Kramer cũng cho biết thêm, Facebook sẽ không lặp lại các hành động tương tự trong thời gian ngắn trước mắt, tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng những nghiên cứu như vậy sẽ một lần nữa được áp dụng trong tương lai. Dẫu vậy, Kramer khẳng định nếu điều này diễn ra một lần nữa Facebook sẽ cẩn thận hơn trong việc xem xét, phán đoán và xin phản hồi của cộng đồng về vấn đề.
“Điều khoản sử dụng dữ liệu” mà người dùng Facebook chấp thuận khi sử dụng mạng xã hội này cho phép Facebook thực hiện một số nghiên cứu tuy nhiên chỉ cho mục đích cải thiện sản phẩm chứ không phải nghiên cứu học thuật.
Trước đó, rất nhiều người dùng mạng xã hội này tỏ ra phẫn nộ và cho rằng Facebook đã vi phạm nghiêm trọng một số tiêu chuẩn đạo đức. Họ mong muốn ít nhất Facebook cũng cần thông báo cho người dùng rằng họ đang nằm trong phạm vi ảnh hưởng bởi nghiên cứu và có quyền được lựa chọn sẽ tham gia hay không. Mặc dù nghiên cứu được Facebook tiến hành vào năm 2012 không để lại quá nhiều tác động, tuy nhiên nhiều người lo ngại đây chỉ là phát súng khai mào cho hàng loạt các nghiên cứu sau đó có thể ảnh hưởng sâu sắc hơn lên tâm lý người dùng.
Theo K14

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X