Bài liên quan
Microsoft, Google và thậm chí cả Facebook cũng đang ra sức bảo vệ người dùng cuối khỏi những hoạt động gián điệp của Cơ quan An ninh Quốc gia Mỹ NSA (National Security Agency).
Microsoft mới hôm đầu tuần đã chính thức tiết lộ thông tin cho hay sẽ đứng ra bảo vệ tính riêng tư cho người dùng bằng những hành động cụ thể. Liền sau đó, Verizon, một công ty lớn khác không mấy thân thiện cũng chính thức đứng về phía người dùng cuối.
Đánh giá của EFF về khả năng bảo vệ thông tin người dùng cá nhân (càng nhiều sao càng tốt).
Có thể nhận thấy gần đây, nhiều công ty lớn tại Hoa Kỳ đã lần lượt công bố những báo cáo minh bạch trong đó mô tả chi tiết việc yêu cầu chính phủ ngừng “nhúng tay” vào dữ liệu cá nhân của người dùng. Động thái này đã từng được Google khơi mào trước đây. Xu hướng đòi quyền riêng tư cá nhân này còn cho thấy có khả năng lan rộng ra các quốc gia khác. Vodafone, nhà cung cấp dịch vụ viễn thông lớn thứ 2 tại Trung Quốc tuần rồi cũng đã đưa ra các báo cáo về những hoạt động giám sát người dùng của chính phủ diễn ra trên 29 quốc gia mà hãng này đang hoạt động.
Động thái bảo vệ người dùng cuối của các hãng lớn thực sự không phải là một hành động gây nhiều ngạc nhiên. Những “khám phá” gần đây cho thấy việc cài đặt backdoor vào các sản phẩm màCisco bán cho nước ngoài đã gây thiệt hại đến doanh số bán hàng của hãng này. Như vậy, dẫu cho các CEO của Microsoft hay Verizon có tỏ ra quan tâm đến quyền lợi cá nhân của khác hàng thì cơ bản cũng chỉ vì doanh số bán hàng. Vì thế, các công ty phải ra sức thuyết phục người dùng rằng dữ liệu của họ thực sự được bảo đảm. Những quốc gia có an ninh nhạy cảm của Châu Âu thừa hiểu rằng rất nhiều khách hàng của họ cảm thấy khó chịu trước các hoạt động “dòm ngó” dữ liệu cá nhân của người dùng.
Cũng tại Hoa Kỳ, những nhận thức về việc chính phủ đã đi quá xa trong việc kiểm soát người dùng cá nhân và gần như các hãng công nghệ lại “làm thinh” đã trở nên ngày một rõ ràng. May mắn là ngay cả những công ty trước đây chưa từng lo lắng về việc mất doanh thu từ khách hàng nước ngoài hiểu được vấn đề và đang tiến hành đẩy mạnh việc mã hóa, tăng cường bảo mật nhằm chiếm lại lòng tin của người dùng cuối.
Trở lại thời điểm một năm trước đây, Microsoft từng nhận được một thư mời từ NSA, song thực chất là một phiên bản của trát hầu tòa yêu cầu hãng này cung cấp thông tin cơ bản về một khách hàng doanh nghiệp. Hơn nữa, nội dung thư còn yêu cầu Microsoft không được thông báo với công ty trên về việc dữ liệu của họ bị “dòm ngó”. Tuy nhiên, cũng tại thời điểm đó, Microsoft đã chọn cách thách thức yêu cầu của NSA khi cho rằng điều này vi phạm Tu chính thứ nhất của Hoa Kỳ quy định về quyền tự do ngôn luận. Và chính phủ sau đó đã phải rút lại yêu cầu. Gã khổng lồ phần mềm khi đó cũng tiến hành mã hóa nhiều gói phần mềm như Hotmail, Outlook và tiếp đến sẽ là Office 365. Dự kiến vào năm 2015, Microsoft sẽ đưa vào sử dụng cấp độ mã hóa mạnh nhất (2048-bit) và sẽ khiến chính phủ mất nhiều thời gian hơn để bẻ khóa. Tuần rồi, Brad Smith, luật sư của Microsoft cũng đã yêu cầu kiểm tra trên diện rộng các dữ liệu mà chính phủ thu thập.
Theo những báo cáo mới nhất của EFF (tổ chức phi lợi nhuận được thành lập từ năm 1990 chuyên bảo vệ quyền tự do công dân trong thế giới kỹ thuật số) cho thấy nhiều “ông lớn” trong làng công nghệ đang sẵn sàng đứng ra bảo vệ người dùng cá nhân. Điều đáng ngạc nhiên trong danh sách “Who Has Your Back” (danh sách liệt kê các hãng công nghệ dám đứng ra bảo vệ quyền riêng tư của người dùng) chính là sự đánh giá cao 2 tên tuổi của Goolge và Facebook. Hai hãng kể trên (cùng một số hãng khác như Apple, Credo mobile, Dropbox, Microsoft, Yahoo...) đều là những tên tuổi được đánh giá đến 6 “sao” - cho thấy nỗ lực rất cao trong việc bảo vệ sự riêng tư của người dùng trước những yêu cầu gây bất lợi cho người dùng từ chính phủ.
Có thể dễ dàng nhận thấy sự thay đổi đang diễn biến theo chiều hướng tích cực so với năm 2013 - khi chỉ duy nhất Sonic.net là hãng đạt 6 “sao”, Google cũng từng quan hệ thân thiết với NSA và thường xuyên đưa ra những báo cáo chi tiết về các yêu cầu minh bạch dữ liệu người dùng từ chính phủ. Mặc dù vẫn còn khá nhiều công ty thu thập thông tin người dùng cá nhân vì mục đích kinh doanh, song động thái bảo vệ sự riêng tư của người dùng đang có những chuyển biến tốt.
Nguồn: Infoworld

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X