Bài liên quan
Huy Bách (Theo Infoworld)
Điểm lại những đối thủ đã “ngã xuống” trước sức mạnh của Microsoft Office
25 năm trước, Bill Gates đã tuyên bố rằng cả ba chương trình ứng dụng của hãng - bao gồm Word, Excel, và PowerPoint - sẽ được gắn kết lại, trở thành một mối, và được gọi là Microsoft Office. Khi phiên bản Office 1.0 ra đời vào năm 1990, các ứng dụng này có rất ít điểm chung và làm việc với nhau... như bị cưỡng ép.
Phiên bản thứ hai của Office (còn được biết là Microsoft Office 3.0, bao gồm Word 2, Excel 4, PowerPoint 3, và Mail 3) bắt đầu khắc họa một mục phần mềm mới, được định nghĩa bằng thuật ngữ "ứng dụng văn phòng".
Bằng rất nhiều cách, Microsoft đã vươn lên, phát triển vững mạnh và trở thành một trong những bộ ứng dụng văn phòng được sử dụng nhiều nhất như ngày hôm nay. Và trên con đường 25 năm phát triển đó, Microsoft Office đã tiêu diệt không biết bao nhiêu đối thủ cùng lĩnh vực. Bài viết này dành để vinh danh những sản phẩm - ứng dụng đã "ngã xuống" dưới sự phát triển và càn quét của Microsoft Office.
Các trình xử lý văn bản sơ khai
Electric Pencil 
Ra đời: 1976 -
Đóng cửa: 1983;
Nguyên nhân: Bị bỏ bê

EasyWriter
Ra đời: 1979 trên máy Apple II;
Chuyển sang DOS: 1981;
Đóng cửa vì dính bug
 
Volkswriter
Ra đời: 1982, thay thế cho EasyWriter
Đóng cửa: 1989
 

Trên đây là tất cả các bộ xử lý văn bản thương mại đi tiên phong, trong đó có Homeword, PFS: Write, Bank Street Writer, XyWrite, DisplayWrite, PC-Write, và nhiều thứ khác nữa. Tất cả đều phát triển mạnh mẽ rồi thất bại sau đó. Tất cả đều đã bị "nghiền nát" bởi Office khi nó xuất hiện trên thị trường.
Elecronic Pencil được ghi nhận như ứng dụng văn phòng xuất hiện sớm nhất. Ứng dụng này được nói đến trên tạp chí InfoWorld ngày 10/5/1982 như sau: "Ý tưởng ban đầu về việc phát triển bộ xử lý văn bản đến với Michael Shrayer, người chưa từng làm việc trong lĩnh vực máy tính".
 
Trình xử lý văn bản WordStarRa đời: 1979 - Đóng cửa: vẫn chưa hoàn toàn đóng cửa
Trong tổng số các chương trình xử lý văn bản xuất hiện từ thời hệ điều hành DOS, WordStar hiện vẫn còn sống soi thóp với "xung nhịp" khá yếu ớt.

Những thứ chính yếu đã đưa WordStar nổi bật khỏi những thứ khác: Nó hoàn toàn khác với phần còn lại của các chương trình xử lý văn bản. Không có phông chữ. Các phím điều hướng di chuyển con trỏ. Không thể kiểm tra chính tả. Về định dạng cũng không nốt.
Năm 1984, MicroPro, công ty đã làm ra WordStar, thu về 70 triệu USD, đã làm nó trở thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới lúc bấy giờ. Đến năm 1988, MicroPro và WordStar bắt đầu chết dần, nhưng những di sản của nó vẫn còn. George RR Martin đã viết nên câu nói huyền thoại "Những gì đã chết không bao giờ có thể chết" trong serie tiểu thuyết kinh điển Game of Thrones (hiện đang là serie phim truyền hình được chiếu miễn phí, do HBO sản xuất và có nhiều người xem nhất thế giới) cũng chính từ trình xử lý văn bản WordStar này.
Phiên bản WordStar cho Windows, được viết lại và biết đến với tên gọi, chưa bao giờ đạt được bất cứ thành công nào.

Trình xử lý văn bản WordPerfect cho DOS
Ra đời: 1979 cho máy Data General; Chuyển đến hệ điều hành DOS: 1982; Hiện tại vẫn còn được hỗ trợ.
Năm 1979, Đại học Brigham Young ký hợp đồng với một nhóm lập trình để xây dựng một trình xử lý văn bản cho Data General - máy tính mini đầu tiên trên thế giới. Các lập trình viên đã thành lập công ty mang tên Satellite Software International, bắt đầu SSI*WP với giá gần 5.500 USD.

WordPerfect 2.20, phiên bản hệ điều hành DOS đầu tiên, xuất hiện vào năm 1982. Đến năm 1986, WordPerfect 4.2 trở thành bộ xử lý văn bản bán chạy nhất. Với sự hỗ trợ mạng LAN (1988), trình menu kéo xuống (1989), chế độ WYSIWYG, có phong cách, hỗ trợ máy in đa dạng, và ngôn ngữ macro, WordPerfect đã cai trị thị trường lúc bấy giờ.
Sau đó là sự xuất hiện của Windows, WordPerfect đã không nhảy sang nền tảng này đủ sớm, tạo điều kiện cho Word trên Windows phát triển rất thoải mái.

 
Trình xử lý văn bản MultiMate
Ra đời: 1982 với tên gọi WordMate; Được bán cho Ashton-Tate vào năm 1985; Đóng cửa vào năm 1991 khi Ashton-Tate được bán cho Borland.
"Truyền thuyết" kể rằng các hướng dẫn sử dụng Multimate ban đầu đã được viết trên một chiếc máy Wang Pro cũ, sau đó các lập trình viên sử dụng các hướng dẫn này như thông số kỹ thuật cho WordMate.

Connecticut Mutual Life Insurance, một cửa hàng Wang, đã mua máy tính để thay thế cho các máy Wang và thuê W.H Jones cùng công ty xây dựng phần mềm để hỗ trợ cho việc chuyển đổi. Nhóm 5 lập trình viên ban đầu đã tạo ra phần mềm, được giữ bản quyền và thành lập công ty riêng, và phần còn lại đã trở thành lịch sử.
Với việc các phím trên máy tính IBM không phù hợp với bàn phím của máy Wang? Không có vấn đề gì. Multimate được tạo ra với các nhãn dán cho bài phím, cộng với một mẫu nhựa lớn để kết nối tất cả chúng với nhau.
 
Trình xử lý văn bản WordPerfect cho Windows
Ra đời: 1991; Phiên bản chạy ổn định 5.2 có mặt năm 1992; Sau đó trở thành bộ ứng dụng WordPerfect Office Suite

WordPerfect cho Windows tồn tại như một sản phẩm độc lập trong một thời gian ngắn, cuối cùng lại trở thành xương sống cho bộ ứng dụng WordPerfect Suites. WordPerfect ra đời khá muộn màng với phiên bản Windows đầu tiên, tuy nhiên, nó vẫn trở thành một đối thủ khá mạnh so với Word nói riêng và cả bộ ứng dụng Microsoft Office nói chung.
 
Trình xử lý văn bản Word cho DOS và Mac
Ra đời: 1983 cho hệ máy Xenix; Chuyển đến hệ điều hành DOS ngay sau đó, và Mac vào năm 1985; Phiên bản cuối cùng cho DOS: 1993
Trong trường hợp này, Microsoft cũng tự "ăn thịt" chính nó. Lập trình viên Charles Simonyi của hãng Programmer bắt đầu xây dựng nhiều công cụ Word cho Xenix vào năm 1981, kéo Richard Brodie về để làm việc trên các trình biên dịch p-code đã trở thành chìa khóa để phát triển các ứng dụng của Microsoft trong hơn một thập kỷ.

Microsoft phân phối bản sao miễn phí của Microsoft Word trong 11/1983 trên PC World. Hiện tại bạn vẫn có thể tải về Word 5.5 cho DOS, hoàn toàn miễn phí. Điểm đáng chú ý là Word cho DOS được thiết kế để sử dụng với con chuột. Word cho Mac bán chạy hơn Word cho DOS từ năm 1985 đến năm 1989, sau đó, phiên bản Word cho Windows đã nuốt chửng cả 2 ứng dụng "đàn anh" này.
 
Bảng tính VisiCalc
Ra đời: 1979 trên Apple II; Chuyển lên DOS: 1981; Đóng cửa: 1983
VisiCalc thật ra đã chết từ lâu trước khi Office xuất, nhưng nhiều thứ trong số các cấu trúc VisiCalc vẫn sống, cả trong Excel và trong các sản phẩm khác rơi vào vòng xoáy của Microsoft.

Thật khó để nói hết tầm quan trọng của VisiCalc trong ngành công nghiệp máy tính. Dan Bricklin và Bob Frankston lần đầu tiên phát hành nó trên Apple II vào năm 1979. Sau đó chuyển lên DOS và được tích hợp trong các máy tính IBM đầu tiên vào năm 1981. Khi trình xử lý bảng tính Lotus 1-2-3 ra đời vào năm 1983, VisiCalc lập tức lui vào dĩ vãng. Lotus mua lại VisiCalc vào năm 1985 và chấm dứt sự "đau khổ" của nó.
 
Bảng tính SuperCalc
Ra đời: 1981 trên máy Osborn I; Chuyển đến hệ điều hành DOS: 1982; Đưa vào Windows: 1984; Đóng cửa vì bị ngừng hỗ trợ

Adam Osborn đã xây dựng SuperCalc, tích hợp vào máy tính Osborn - một trong những chiếc máy tính "xách đi được" đầu tiên. Được xây dựng để hoạt động nhanh hơn, chính xác hơn, đầy tính năng hơn VisiCalc, nhưng SuperCalc đã không bao giờ làm thay thế được VisiCalc trên thị trường. Khi Lotus 1-2-3 chạy trên VisiCalc trong thị trường hệ điều hành DOS, SuperCalc vẫn ở vị trí thứ hai.
 
Bảng tính CalcStar
Ra đời: 1981; Lu mờ trước sản phẩm đồng hành của nó là WordStar
Trong khi một ngôi sao sáng như George RR Martin vẫn giữ WordStar còn sống (hoặc ít nhất là đề cập đến sản phẩm này mỗi vài năm), thì rất ít người thừa nhận sử dụng CalcStar.

MicroPro đã tổng hợp WordStar, CalcStar, InfoStar, và một chương trình được gọi là Starburst để tạo ra bộ ứng dụng văn phòng đầu tiên giúp mang lại năng suất làm việc cao, rất lâu trước sự ra đời của Windows - và rất lâu trước khi bất cứ ai dám gọi hỗn hợp chương trình này là một "bộ" (suite).
WordStar đã từng là hình ảnh thu nhỏ của phần mềm xử lý văn bản. CalcStar cũng đã được một số thành công, nhưng nó không bao giờ đạt đến mức độ phổ biến của Lotus 1-2-3.
 
Bảng tính Lotus 1-2-3
Ra đời: 1983; Được mua lại bởi IBM: 1995; Đóng cửa: Khoảng thời gian nào đó ở giữa 1983 và 1995
Đã có một thời gian Lotus 1-2-3 đạt được thành công, nhưng lại thất bại trong việc thực hiện chuyển đổi vào Windows. Sau đó, nó lại phải tiếp tục kéo dài cuộc sống, trong những vỏ bọc khác nhau trong nhiều năm.
 
Gắn với các máy tính IBM, tính tương thích của Lotus 1-2-3 đã trở thành tiếng chuông cho các nhà sản xuất máy tính. Lotus 1-2-3 sau đó đã biến thành một phần của Lotus Symphony trên nền DOS, sau đó chuyển sang Windows trong Lotus SmartSuite. Việc chuyển đổi vào Windows vào năm 1991 là một thất bại lớn, và 1-2-3 đã dần đi vào lãng quên.
 
Bảng tính Microsoft Multiplan
Ra đời: 1982 cho máy CP/M; Chuyển đến hệ điều hành DOS: 1983, Mac: 1985; Bị bỏ rơi sau một cuộc chiến “huynh đệ tương tàn” rất phức tạp.

Ban đầu có tên mã là "EP" (Electronic Paper), Microsoft đã xây dựng Multiplan cho CP/M sử dụng p-code  để cạnh tranh với VisiCalc. Khi Lotus 1-2-3 vượt qua VisiCalc trong thế giới hệ điều hành DOS, Microsoft vẫn giữ Multiplan cho DOS. Năm 1986, Microsoft đã bán được một triệu bản sao của Multiplan. Bill Gates đã nói rằng Microsoft đã kiếm được nhiều tiền từ Multiplan cho Mac, hơn bất kỳ nền tảng khác.
Khi Windows bắt đầu lan tỏa, nhiều người đã nghĩ Multiplan sẽ được chuyển lên Windows. Nhưng vì những lý do đó vẫn chưa rõ, Microsoft bắt tay vào làm sản phẩm mới dưới trên Multiplan, sản phẩm đó chính là Excel. Multiplan đã chết vì “huynh đệ tương tàn”.
 
Bảng tính Quattro Pro cho Windows
Ra đời: tại hãng Borland vào năm 1992; Được bán cho Novell: 1994; Bán cho Corel: 1996; Sống mãi trong bộ Corel WordPerfect Office
Với sự tàn phá của Excel nhanh chóng lan qua Lotus 1-2-3, Quattro Pro, và thậm chí Multiplan, hãng Borland nhận thấy mình đang phải đối mặt với một vấn đề: Bảng tính DOS đã nhanh chóng bị lu mờ bởi Windows. Quattro Pro đã được viết lại từ đầu, dành cho Windows.

Borland phát triển trình biên dịch C++ riêng của mình, cùng lúc với việc xây dựng Quattro Pro cho Windows. Quattro Pro cho Windows được bán bán khá tốt khi giá giảm xuống còn 49 USD.
Hãng Novell đã mua lại cả WordPerfect và Quattro Pro vào năm 1994, hy vọng sẽ kết hợp được cả 2 và cạnh tranh với Microsoft Office. Corel sau đó mua lại bộ đôi này từ Novell vào năm 1996.
 
Bảng trình bày (Presentation) Harvard Graphics 
Ra đời: 1986, dành cho DOS; Đưa vào Windows: 1991; Bị xóa xổ bởi PowerPoint
Trong những ngày của hệ điều hành DOS, bạn chỉ đon giản là không thể đánh bại Harvard Graphics. Bạn có thể lấy dữ liệu từ Lotus 1-2-3 hoặc Lotus Symphony, trộn với văn bản, và đưa ra một bài thuyết trình vector nhìn tuyệt khi in ra và chỉ hơi kỳ kỳ nếu xem trên màn hình. Hãng tạo ra Harvard Graphics tuyên bố đó là "chương trình đồ họa trình bày đầu tiên bao gồm văn bản, đồ thị, và bảng xếp hạng".
Giống như nhiều thứ có trên DOS, Harvard Graphics đã lên Windows quá muộn, sau khi PowerPoint - và đặc biệt là Office - đã có được lợi thế. Năm 2001, Serif mua lại quyền phân phối Harvard Graphics, và nó đã phai nhạt dần từ đó.
 
Bảng trình bày Full Impact
Ra đời: 1988 cho Mac; Bị xóa xổ khi Borland mua lại Ashton-Tate: 1991
Thật khó để định nghĩa về chương trình "trình bày" (presentation), nhưng Full Impact đã góp phần xây dựng định nghĩa đó. Ít nhất, nó đã được quảng cáo trên thị trường như là một chương trình trình bày, một cái gì đó là tiền thân của PowerPoint.

Hãng Ashton-Tate nổi lên khi thị trường PC bắt đầu tăng trưởng, đã mua lại Full Impact. Tuy nhiên, khi A-T bán lại chương trình này cho Borland vào năm 1991, nó ngay lập tức bị xóa xổ để dọn đường cho Quattro Pro.
 
Bảng tính Quattro
Ra đời: 1988 tại hãng Borland; Bị Excel “kết liễu” khi ứng dụng này trở nên lớn mạnh
Quattro 1.0 có tên mã là "Buddha" vì nó được dự kiến sẽ thay thế vị trí của Lotus (tiếng Việt: hoa sen). Quattro, tất nhiên, trong tiếng Italia nghĩa là số 4. Lotus 1-2-3, và 4 chắc chắn sẽ là Quattro.

Quattro khởi đầu là một chương trình DOS nhắm trực tiếp vào Lotus 1-2-3. Lotus kiện Borland vì việc sao chép cấu trúc menu của nó và tuyên bố về bản quyền. Vụ kiện đã phải đi đến Tòa án Tối cao Mỹ, với quyết định chia đều cho cả 2 bên.
Quattro Pro - phiên bản này vẫn dành cho DOS - xuất hiện vào năm 1989, hai năm sau khi Microsoft phát hành phiên bản đầu tiên của Excel cho Windows. Phiên bản DOS cuối cùng xuất xưởng vào năm 1995.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Context MBA
Ra đời: 1981 trên Apple III; Chuyển đến hệ điều hành DOS: 1982; Đóng cửa vào năm 1985

Được xem là "gói chương trình tích hợp đầu tiên" Context MBA có các mô-đun bao gồm trình xử lý văn bản, bảng tính, biểu đồ, cơ sở dữ liệu, và truyền thông. Đạt được doanh số kỷ lục trên Apple III, Context MBA được chuyển qua DOS cùng với cái giá 695 USD.
Tuy nhiên, khả năng xử lý chậm chạp của chương trình này đã khiến nó chịu thua trước các đối thủ như UCSD Pascal, Lotus 1-2-3/SuperCalc/VisiCalc, và trên hết, là Microsoft Office.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Ashton-Tate Framework
Ra đời: 1984; Được bán cho Borland: 1991; Bán cho Selections & Functions: 1994; Hiện vẫn còn hoạt động
Mặc dù Context MBA là bộ ứng dụng tích hợp đầu tiên, nhưng Ashton-Tate Framework cũng là một trong những tên tuổi đến rất sớm, và đối với nhiều người, đây là bộ ứng dụng tích hợp cho DOS tốt nhất vào thời điểm. Ashton-Tate Framework hoạt động như một cửa sổ, chỉ tương thích với DOS, kết hợp trình xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu, đồ họa, và chương trình phác thảo.
Bằng cách chọn từ "Apps" cho menu ở trên cùng (có lẽ là chương trình đầu tiên sử dụng thuật ngữ này), người dùng có thể chuyển đổi giữa các chương trình, trên một màn hình DOS.
Thời gian sau đó, Borland gần như đã để cho nó chết dần, nhưng Ashton-Tate Framework được Selections & Functions mua lại, chuyển nó vào Windows, và tiếp tục nuôi dưỡng.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Lotus Symphony cho DOS 
Ra đời: 1984; Được nhân bản cho Mac với tên gọi Lotus Jazz: 1985; Đóng cửa: 1992

Lotus Symphony bao gồm một bộ xử lý văn bản, chương trình biểu đồ, chương trình cơ sở dữ liệu; và nó lưu trữ dữ liệu cho tất cả các chương trình trong các tế bào bảng tính. Nhấn Alt + F10 cho phép bạn chuyển đổi giữa các chương trình khác nhau cho cùng một dữ liệu.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Lotus SmartSuit/IBM Lotus SmartSuite 
Ra đời: 1994; Phát hành bản cuối cùng: 2002; Kết thúc hỗ trợ vào tháng 9.2014

Microsoft cho ra đời Office 1.0 vào cuối năm 1990, và cuối cùng tung ra phiên bản chạy ổn định 3.0, vào năm 1992. Trong hai năm đó, tất cả các công ty phần mềm lớn đều để mắt đến các động thái của Microsoft, và rất nhiều quyết tâm sẽ vượt qua hãng này.
Bộ ứng dụng tích hợp này bao gồm Freelance Graphics ra đời năm 1986; Ami Pro (1990); Threadz - sau này trở thành Lotus Organizer; ứng dụng cơ sở dữ liệu mang tên Approach (1994). Trong những năm đầu, Lotus SmartSuite chạy cân sức với bộ ứng dụng tích hợp của Borland, và ở phía sau khá xa so với Microsoft Office.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Borland Office cho Windows
Hợp tác với WordPerfect Corp: 1993; Bán cho Novell: 1994; Sau đó biến thành Corel WordPerfect Office Suite
Vào đầu năm 1993, Borland - sở hữu công cụ bảng tính và cơ sở dữ liệu đã hợp tác với Alan Ashton - sở hữu WordPerfect để cùng xây dựng “một bộ chương trình tuyệt vời cho Windows”. Tuy nhiên, sự hợp tác đó đã không thành công và bộ chương trình này chỉ là một tập hợp các ứng dụng rời rạc.
 
Năm 1994, người dùng Windows có thể mua một "bộ" gồm WordPerfect 5.2, Quattro Pro 1.0, và Paradox 1.0 cho Windows, với giá 595 USD. Lotus SmartSuite có giá 795 USD. Microsoft Office 4.3 có gái 899 USD. Mặc dù có sự chênh lệch giá đáng kể nhưng Office vẫn bán chạy hơn tất cả các đối thủ khác.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Novell PerfectOffice 
Ra đời: 1994; Bán cho Corel: 1996

Novell PerfectOffice (bao gồm WordPerfect, Quattro Pro, Presentations, Envoy, GroupWise, Infocentral) được tung ra thị trường và chỉ nổi tiếng với những vụ kiện tụng dài hơi với Office của Microsoft. Và dù ở khía cạnh nào, Microsoft cũng là người chiến thắng. Novell bán PerfectOffice cho Corel vào năm 1996.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Corel WordPerfect Office Suite 
Mua từ Novell: 1996; Hiện vẫn đang hoạt động

Không có cuộc thảo luận nào về sự phát triển của WordPerfect sẽ trọn vẹn mà không nói đến các bản cập nhật. Trong khi Office chắc chắn đã gây tổn thương cho doanh số bán hàng của WordPerfect, Corel đã làm được một công việc rất đáng tin cậy trong việc giữ các sản phẩm còn sống và cập nhật đến tận bây giờ. Đó đã là một câu chuyện thành công.
WordPerfect Office X7 - bao gồm cả phiên bản 17 của trình xử lý văn bản WordPerfect - xuất hiện vào tháng trước. Trong đó bao gồm Quattro Pro, Presentation (với Flash), WordPerfect Lightning, khả năng tương thích PDF, WinZip, và phần mềm quản lý máy tính để bàn từ xa cho iPad.
 
Bộ ứng dụng tích hợp IBM Lotus Symphony 
Ra đời: 2007; Đóng cửa: 2012
Mặc dù cái tên IBM Lotus Symphony trông rất giống tên của bộ phần mềm hệ điều hành DOS Lotus Symphony, nhưng trên trên thực tế cả hai hoàn toàn không có gì chung, cũng không liên quan đến Lotus SmartSuite. Khi IBM mua Lotus vào năm 1995, hãng này đã mua cả bản quyền cái tên tên Lotus và “tái sử dụng” nó.

Các sản phẩm của IBM Lotus Symphony bao gồm Documents, Presentations và Spreadsheets - và cũng lại là một nạn nhân nữa của Office. IBM đã đóng góp mã nguồn của bộ ứng dụng tích hợp này cho Apache Software Foundation để hỗ trợ quá trình phát triển Apache OpenOffice.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Corel Home Office 
Ra đời: 2009
Bạn phải tự hỏi tại sao Corel vốn đã có một bộ ứng dụng hữu ích là WordPerfect Office Suite, lại cần đến một bộ suite khác để làm gì. Về cơ bản, hãng này đã có một thỏa thuận với Ability Software International để tạo ra bộ suite mang tên Ability Office Suite. Mục tiêu của sự hợp tác này rất cấp tiến: tạo ra bộ ứng dụng tích hợp xử lý văn bản, bảng tính, cơ sở dữ liệu và trình bày cạnh tranh mạnh với Office.

Thật không may, các ứng dụng từ sự hợp tác này, bao gồn Corel Write, Corel Calculate, Corel Show chỉ như con ruồi trước “tấm kính” Microsoft Office.
 
Bộ ứng dụng tích hợp Microsoft Works 
Ra đời: 1987, cho DOS; Bán phá giá có lợi cho Office Starter Edition: 2009
Vài người sẽ than thở vì sự ra đi của Microsoft Works, nhưng trong những ngày xưa cũ, nó phục vụ một mục đích quan trọng: Để thuyết phục khách hàng của Microsoft rằng họ nên chi tiền thật cho các ứng dụng Office thực sự.

Workd đã đi qua nhiều phiên bản. Phiên bản cuối cùng là 9.0, bao gồm bản đầy đủ của Word 2003, một chương trình bảng tính đã tạo ra các tập tin tương thích với Excel, và một cơ sở dữ liệu tập tin phẳng tương thích với tất cả các ứng dụng của Office.
 
PC World VN, 06/2014

Post a Comment

 
Top

Nhận xét mới đăng tải!

Loading…
X