Bài liên quan
Hôm 15-5, một dự án luật được
thông qua bởi Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) gây chú ý của dư
luận. Dự án luật này đe dọa trực tiếp đến tính trung lập của mạng Internet và tương lai của một mạng Internet mở (Open Internet) trên toàn cầu.
Dự luật này thực sự đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tính trung lập của mạng Internet, ảnh hưởng đến người dùng về nhiều mặt.
Tính trung lập của Internet là gì?
Đó là một nguyên tắc buộc các công ty cung cấp dịch vụ kết nối Internet (ISP) và các chính phủ trên thế giới phải đối xử một cách công bằng đối với mọi dữ liệu truyền tải qua mạng dù chúng đến từ bất kỳ nguồn dịch vụ, giao thức truyền tải, phần mềm hay phần cứng nào. Tính trung lập của mạng Internet đã trở thành một vấn đề được bàn cãi nóng bỏng bởi các nhà làm luật, nhất là tại Mỹ.
Nhiều chuyên gia lo ngại các công ty cung cấp dịch vụ mạng có thể ngăn chặn các dữ liệu theo ý của họ với ý đồ kiếm lợi nhuận hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Đây cũng có thể được xem là một cuộc chiến giữa các công ty cung cấp dịch vụ mạng như Google, Facebook, Yahoo! và các công ty cung cấp dịch vụ kết nối mạng Internet lớn nhất tại Mỹ trong khi người dùng mạng thế giới bị kẹt ở giữa.
Kiểm soát mạng Internet
Tính trung lập của mạng Internet là một quy tắc quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển của mạng internet. Quy tắc này ảnh hưởng đến cả người dùng lẫn các công ty kinh doanh dịch vụ mạng.
Sự trung lập này cần được kiểm soát; nếu không, một tương lai đáng sợ có thể sẽ xảy ra. Ví dụ: Hiện nay, tại Mỹ, dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix rất phổ biến, dẫn đến lưu lượng dữ liệu của Netflix tải qua các đường truyền mạng chiếm một tỉ lệ cao so với các loại dữ liệu khác. Nhà mạng Comcast nhận thấy điều này và cố ý làm giảm tốc độ truyền dữ liệu của riêng Netflix, làm giảm chất lượng phục vụ. Để tránh làm mất lòng khách hàng, Netflix phải ký kết với Comcast, trả phí phụ trội để nhà mạng này tăng cường tốc độ truyền tải cho người dùng Netflix trên mạng của Comcast.
Ví dụ trên cho thấy một tiền đề rất nguy hiểm có thể dẫn đến việc các
nhà mạng đặt ra các “gói dịch vụ” với nhiều cấp. Chẳng hạn như gói dịch
vụ cơ bản gồm có các trang web thông tin thông thường, gói dịch vụ mạng
xã hội cho phép người dùng sử dụng email, Facebook, Twitter… đến gói
dịch vụ giải trí bao gồm video YouTube, game online… người dùng sẽ chỉ
có thể sử dụng các dịch vụ nằm trong “gói dịch vụ” đã đăng ký, các nhà
mạng sẽ ngăn chặn việc sử dụng ra bên ngoài giới hạn đó.
Điều này vô cùng bất hợp lý, tại sao các nhà mạng lại tìm cách cản trở và kiếm tiền trên các dịch vụ mạng vốn đem lại khách hàng cho chính họ? Đó là chưa kể làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh công bằng của thị trường dịch vụ mạng. Trong trường hợp của Netflix, nhà mạng Comcast có thể làm giảm chất lượng của Netflix để giữ chân các khách hàng sử dụng truyền hình cáp vốn cũng được Comcast cung cấp. Những vấn đề như vậy diễn ra hoàn toàn “đằng sau hậu trường”, người dùng không thể biết.
Một bộ luật sai trái
Sự phi lý này lại có thể sẽ diễn ra tại Mỹ, một quốc gia mà thị trường mạng từ lâu đã bị thống trị độc quyền bởi vài công ty cung cấp Internet. Những công ty này hợp tác với nhau để có thể thao túng thị trường, đồng thời có thể “vận động hành lang” để tạo áp lực lên các nhà làm luật ở Mỹ. FCC tuy là một cơ quan chính phủ nhưng không có đủ sức mạnh pháp lý để đối phó với các nhà mạng. Tệ hơn thế nữa, chủ tịch của FCC hiện tại lại là Tom Wheeler, một người chuyên lobby, từng làm việc cho các nhà mạng. Tom Wheeler cũng chính là người đứng đằng sau dự án luật được nêu trên.
Dự án luật này với danh nghĩa bảo vệ mạng Internet mở, buộc các nhà mạng phải cung cấp dịch vụ kết nối Internet vốn được xem là dịch vụ công cộng thiết yếu và không được phép ngăn cản bất kỳ loại dữ liệu nào. Tuy nhiên, bộ luật này lại cho phép các nhà mạng lập ra các “làn đường cao tốc” cho mạng Internet. Đây là một cách nói cho có vẻ như đó là một điều tốt nhưng thực chất lại cho phép các nhà mạng lập ra các đường truyền đặc biệt cho các công ty cung cấp dịch vụ mạng để tăng tốc kết nối đến với người dùng – tương tự ví dụ của Netflix nói trên.
Dĩ nhiên, phía các công ty dịch vụ mạng cũng tìm cách đối phó. Dù vậy, với đà phát triển chóng mặt của Internet, nhiều công ty đã phải chịu bỏ tiền ra để thuê các “làn đường cao tốc” thay vì mất khách hàng, trong số đó có cả Apple. Google cũng tạo ra dịch vụ kết nối Internet cáp quang của riêng mình là Google Fiber nhưng vẫn chưa đủ sức để so với tầm hoạt động của các nhà mạng lớn.
Hậu quả đáng sợ
Dự luật này dù sẽ có hiệu lực ở Mỹ nhưng nó có ảnh hưởng rất rộng bởi hầu hết các công ty dịch vụ mạng lớn nhất thế giới, từ Google, Apple đến Facebook, đều có cơ sở hạ tầng đặt tại Mỹ. Nếu các nhà mạng tại đây có thể thoải mái kiểm soát tốc độ truyền tải cho từng dịch vụ mạng ở nước này thì họ cũng sẽ kiểm soát tốc độ truyền tải ra ngoài nước Mỹ.
Chưa kể, nó có thể ngăn cản sự phát triển của tất cả công ty dịch vụ mạng, từ lớn đến nhỏ. Thử tưởng tượng một trang web nhỏ về tin thể thao không thể cạnh tranh được với ESPN.com vì ESPN có tiền để “hợp tác” với nhà mạng. Nguy hiểm hơn nữa, những gì xảy ra ở thị trường Mỹ có thể là một tiền đề để các nhà mạng trên thế giới bắt chước, đặc biệt là những nước đang có tốc độ phát triển Internet, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Dự luật này thực sự đã làm dấy lên nhiều lo ngại về tính trung lập của mạng Internet, ảnh hưởng đến người dùng về nhiều mặt.
Đó là một nguyên tắc buộc các công ty cung cấp dịch vụ kết nối Internet (ISP) và các chính phủ trên thế giới phải đối xử một cách công bằng đối với mọi dữ liệu truyền tải qua mạng dù chúng đến từ bất kỳ nguồn dịch vụ, giao thức truyền tải, phần mềm hay phần cứng nào. Tính trung lập của mạng Internet đã trở thành một vấn đề được bàn cãi nóng bỏng bởi các nhà làm luật, nhất là tại Mỹ.
Nhiều chuyên gia lo ngại các công ty cung cấp dịch vụ mạng có thể ngăn chặn các dữ liệu theo ý của họ với ý đồ kiếm lợi nhuận hoặc cạnh tranh không lành mạnh. Đây cũng có thể được xem là một cuộc chiến giữa các công ty cung cấp dịch vụ mạng như Google, Facebook, Yahoo! và các công ty cung cấp dịch vụ kết nối mạng Internet lớn nhất tại Mỹ trong khi người dùng mạng thế giới bị kẹt ở giữa.
Kiểm soát mạng Internet
Tính trung lập của mạng Internet là một quy tắc quan trọng để bảo đảm cho sự phát triển của mạng internet. Quy tắc này ảnh hưởng đến cả người dùng lẫn các công ty kinh doanh dịch vụ mạng.
Sự trung lập này cần được kiểm soát; nếu không, một tương lai đáng sợ có thể sẽ xảy ra. Ví dụ: Hiện nay, tại Mỹ, dịch vụ xem phim trực tuyến Netflix rất phổ biến, dẫn đến lưu lượng dữ liệu của Netflix tải qua các đường truyền mạng chiếm một tỉ lệ cao so với các loại dữ liệu khác. Nhà mạng Comcast nhận thấy điều này và cố ý làm giảm tốc độ truyền dữ liệu của riêng Netflix, làm giảm chất lượng phục vụ. Để tránh làm mất lòng khách hàng, Netflix phải ký kết với Comcast, trả phí phụ trội để nhà mạng này tăng cường tốc độ truyền tải cho người dùng Netflix trên mạng của Comcast.
Điều này vô cùng bất hợp lý, tại sao các nhà mạng lại tìm cách cản trở và kiếm tiền trên các dịch vụ mạng vốn đem lại khách hàng cho chính họ? Đó là chưa kể làm ảnh hưởng đến tính cạnh tranh công bằng của thị trường dịch vụ mạng. Trong trường hợp của Netflix, nhà mạng Comcast có thể làm giảm chất lượng của Netflix để giữ chân các khách hàng sử dụng truyền hình cáp vốn cũng được Comcast cung cấp. Những vấn đề như vậy diễn ra hoàn toàn “đằng sau hậu trường”, người dùng không thể biết.
Một bộ luật sai trái
Sự phi lý này lại có thể sẽ diễn ra tại Mỹ, một quốc gia mà thị trường mạng từ lâu đã bị thống trị độc quyền bởi vài công ty cung cấp Internet. Những công ty này hợp tác với nhau để có thể thao túng thị trường, đồng thời có thể “vận động hành lang” để tạo áp lực lên các nhà làm luật ở Mỹ. FCC tuy là một cơ quan chính phủ nhưng không có đủ sức mạnh pháp lý để đối phó với các nhà mạng. Tệ hơn thế nữa, chủ tịch của FCC hiện tại lại là Tom Wheeler, một người chuyên lobby, từng làm việc cho các nhà mạng. Tom Wheeler cũng chính là người đứng đằng sau dự án luật được nêu trên.
Dự án luật này với danh nghĩa bảo vệ mạng Internet mở, buộc các nhà mạng phải cung cấp dịch vụ kết nối Internet vốn được xem là dịch vụ công cộng thiết yếu và không được phép ngăn cản bất kỳ loại dữ liệu nào. Tuy nhiên, bộ luật này lại cho phép các nhà mạng lập ra các “làn đường cao tốc” cho mạng Internet. Đây là một cách nói cho có vẻ như đó là một điều tốt nhưng thực chất lại cho phép các nhà mạng lập ra các đường truyền đặc biệt cho các công ty cung cấp dịch vụ mạng để tăng tốc kết nối đến với người dùng – tương tự ví dụ của Netflix nói trên.
Dĩ nhiên, phía các công ty dịch vụ mạng cũng tìm cách đối phó. Dù vậy, với đà phát triển chóng mặt của Internet, nhiều công ty đã phải chịu bỏ tiền ra để thuê các “làn đường cao tốc” thay vì mất khách hàng, trong số đó có cả Apple. Google cũng tạo ra dịch vụ kết nối Internet cáp quang của riêng mình là Google Fiber nhưng vẫn chưa đủ sức để so với tầm hoạt động của các nhà mạng lớn.
Dự luật này dù sẽ có hiệu lực ở Mỹ nhưng nó có ảnh hưởng rất rộng bởi hầu hết các công ty dịch vụ mạng lớn nhất thế giới, từ Google, Apple đến Facebook, đều có cơ sở hạ tầng đặt tại Mỹ. Nếu các nhà mạng tại đây có thể thoải mái kiểm soát tốc độ truyền tải cho từng dịch vụ mạng ở nước này thì họ cũng sẽ kiểm soát tốc độ truyền tải ra ngoài nước Mỹ.
Chưa kể, nó có thể ngăn cản sự phát triển của tất cả công ty dịch vụ mạng, từ lớn đến nhỏ. Thử tưởng tượng một trang web nhỏ về tin thể thao không thể cạnh tranh được với ESPN.com vì ESPN có tiền để “hợp tác” với nhà mạng. Nguy hiểm hơn nữa, những gì xảy ra ở thị trường Mỹ có thể là một tiền đề để các nhà mạng trên thế giới bắt chước, đặc biệt là những nước đang có tốc độ phát triển Internet, làm ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Theo NLĐ
Post a Comment